Dạ Khúc (Serenade) – Bản tiếng Việt của Nhạc sĩ Phạm Duy


Chiều buồn nhẹ xuống đời
Người tình tìm đến người
Thấy run run trong chiều phai
Vẻ sầu của đoá cười
Tình bền của lứa đôi
Thoáng hương trong chiều rơi

Chiều nay hát cho xanh câu yêu đời
Cho người thôi khóc thương ai
Cho niềm yêu đến bên tôi.

Chiều nay lỡ ghé môi trên mi sầu
Ru người qua chốn thương đau
Cho làn nước mắt chìm sâu.

Tình đời toả ngát màu
Chiều nay là lúc đầu
Nói cho nhau nghe đời sau
Nhẹ nhàng người đắm sầu
Kể lể chuyện kiếp nao
Có ai chia lìa nhau.

Một ngày đó tóc mây đã phai màu
Có chờ ta oán trách đâu?
Có vì duyên kiếp không lâu!
Đời sẽ thấy chúng ta sống không cầu
Cho tình cứ úa phai mau
Cho người cứ mãi phụ nhau.

Dù một ngày đời sẽ vỡ tan rồi
Người về khuất chân trời
Nhớ nuôi cho hương một chiều vương vấn đời
Cuộc tình vĩnh viễn xa vời
Chỉ còn thương nhớ mà thôi
Bóng tối buồn không lời

Dạ Khúc (Serenade) – ca sĩ Mai Hương

Serenade là một trong những tác phẩm âm nhạc cổ điển nổi tiếng nhất, được rất nhiều người yêu thích. Khúc nhạc chiều này, với giai điệu mượt mà thể hiện những cảm xúc phong phú. Âm trình chủ đạo của giai điệu gồm hai nhân tố – nhân tố bình ổn, dịu êm với những chùm ba, và nhân tố bước nhảy, như sự phóng khoáng của cảm xúc, làm cho giai điệu thêm nồng nàn, say đắm.

Franz Schubert sáng tác bài Serenade bất hủ để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu. Để làm cho nàng bất ngờ, Schubert nhờ bạn thân là ca sĩ, trình bày ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Tối đó, người ta bí mật khiêng cây đàn piano vào trong vườn, tất cả đã sẵn sàng cho buổi biểu diễn lãng mạn và độc đáo. Thế nhưng, Schubert lại quên không đến.

Trớ trêu thay, cô gái lại đem lòng yêu chính chàng ca sĩ, chứ không dành trái tim cho Schubert.

Nhạc sĩ Franz Peter Schubert (31 tháng 1 năm 1797 – 19 tháng 11 năm 1828) là một nhà soạn nhạc người Áo. Ông đã sáng tác 600 Lieder, 9 bản giao hưởng trong đó có bản giao hưởng nổi tiếng “Unfinished Symphony” cùng các thể loại nhạc nghi lễ, nhạc thính phòng và solo piano. Ông được biết đến với các tác phẩm có giai điệu nhẹ nhàng và du dương.

Dù Schubert có khá nhiều người bạn ngưỡng mộ các nhạc phẩm của ông (như thầy giáo của ông Antonio Salieri, và ca sĩ nổi tiếng Johann Michael Vogl), tuy nhiên âm nhạc của Schubert thời đó không được thừa nhận rộng rãi nếu không muốn nói là rất hạn chế. Schubert chưa bao giờ đảm bảo được một công việc ổn định và thường xuyên phải nhờ đến sự ủng hộ của bạn bè và gia đình trong phần lớn sự nghiệp.

Schubert mất sớm, năm 31 tuổi, do hậu quả của bệnh thương hàn là loại bệnh không chữa được thời đó. Vài thập kỷ sau khi Schubert qua đời, các tác phẩm của ông mới khẳng định được tên tuổi của mình, một phần nhờ công lao phổ biến của các nhạc sĩ cùng thời như Franz Liszt, Robert Schumann, Felix Mendelssohn.

Ngày nay, Schubert được xếp hạng là một trong số những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của những năm cuối thời kỳ cổ điển, đầu thời kỳ lãng mạn, và các tác phẩm của ông thường xuyên được trình diễn nhiều trong những năm đầu thế kỷ 19.

Serenade (Franz Schubert) – pianist Luke Faulkner

Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết lời Việt cho bài Serenade vào thập niên 1950 với tựa đề là Dạ Khúc.

Sóng Nước Biếc (Les Flots Du Danube ) – Bản tiếng Việt của Nhạc sĩ Phạm Đình Chương


Một giòng sông sâu cuồn cuộn sóng trôi về nơi đâu
Gió đưa buồm nâu mang tâm hồn vào cõi u-sầu
Một vầng trăng nhô rung mình dưới muôn đợt sóng vỗ
Lá hai hàng cây khô đang gieo mình vào cõi mơ-hồ

Sóng lớp lớp, sóng lớp lớp, sóng đem nguồn vui
Đang chơi-vơi, đang chơi vơi, sóng lan mọi nơi
Khi đau thương, khi yêu đương, thiết tha vô-vàn
Sóng dâng trong lòng ta mơ màng

Sóng lớp lớp, sóng lớp lớp, sóng đem nguồn vui
Đang chơi vơi, đang chơi vơi, sóng lan mọi nơi
Khi đau thương, khi yêu đương, thiết tha vô vàn
Sóng dâng trong lòng ta mơ màng

Yêu nàng thiếu nữ ven sông chèo đò
Yêu vì đôi mắt em không hoen mờ
Cho lòng du khách bâng khuâng mong chờ
Cho giòng sông xanh lại trôi lững lờ

Yêu nàng thiếu nữ ven sông chèo đò
Yêu vì đôi mắt em không hoen mờ
Cho lòng du khách bâng khuâng mong chờ
Cho giòng sông xanh lại trôi lững lờ

Sóng đang về
Sóng tràn trề
Sóng dâng tình chứa chan còn vang câu thề
Sóng vui mừng, hát vang lừng đón đưa đôi ta tưng bừng

Rồi tình chưa phai sao vội tới thương biệt ly
Bến xưa gặp nhau nay ai ngờ là bến ly tan
Lệ sầu tuôn rơi pha hoà sóng mong tìm ai
Tháng năm dần trôi em trông chờ mà chẳng thấy ai về

Ngày vui đã qua, bờ sông riêng có ta đứng nhìn sóng tuôn về phương trời xa mịt mờ
Xót xa, chiều nay ta tới đây để thấy trên giòng sông duyên tình tàn phai

Bản nhạc này đã được giới yêu nhạc ngoại quốc tại Việt Nam biết tới với tựa tiếng Pháp Flots du Danube, và tới cuối thập niên 1950 đã được nhạc sĩ Phạm Đình Chương đặt lời Việt với tựa Sóng Nước Biếc.

Sóng Nước Biếc – Thanh Lan
Sóng Nước Biếc – Acoustic KHOÁ SOL

Trích từ Hoài Nam:

Tác giả của bản valse này là Iosif Ivanovici, một nhà soạn nhạc kiêm trưởng ban nhạc nổi tiếng của Romania (Lỗ-mã-ni). Ông sinh năm 1845 và mất năm 1902.

Ivanovici tự học nhạc từ nhỏ, khởi đầu với cây sáo được tặng làm quà sinh nhật. Sau khi gia nhập Trung Đoàn 6 Lục Quân, ông học thổi kèn clarinet. Tuy tự mò mẫm nhưng nhờ có khiếu, Ivanovici đã trở thành tay kèn số 1 của Trung Đoàn. Từ đó, ông đã được nhạc sư Emil Lehr, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của hậu bán thế kỷ 19, chỉ dạy thêm.

Sau khi xuất ngũ, Ivanovici thành lập một ban nhạc để đi lưu diễn khắp nơi. Năm 1900, Ivanovici được trao chức vụ Trưởng ngành Quân nhạc Romania, và giữ chức vụ này cho tới khi qua đời.

Mặc dù sự nghiệp của Ivanovici gồm trên 350 nhạc khúc viết cho các điệu vũ, được 6 nhà xuất bản trên thế giới ấn hành, nhưng chỉ cần một bản Waves of the Danube cũng đã đủ để ông lưu danh kim cổ.

Với người yêu nhạc, một khi nhắc tới Blue Danube, không thể không nhắc tới Waves of the Danube; đến nỗi không ít người đã lầm tưởng hai sáng tác này là của cùng một tác giả (Johann Strauss)!

Johann Strauss và Iosif Ivanovici – một người ở đầu sông, một người ở cuối sông, cùng viết về một dòng sông – dòng sông đã gắn liền với sự hình thành và lịch sử thăng trầm của hàng chục quốc gia Âu Châu, đã ăn sâu vào tâm tư tình cảm của bao thế hệ – dòng sông mà Nã-phá-luân đệ Nhất đã xưng tụng là “vua của các dòng sông” (the king of rivers).

Bắt nguồn từ rừng Hắc Lâm (Black Forest) ở Đức và đổ ra biển Hắc Hải (Black Sea) qua cửa Thiết Môn (Iron Gate) ở biên giới Romania-Serbia, Danube là dòng sông giới tuyến của 10 quốc Âu châu, gồm Đức, Áo, Slovakia (trước kia thuộc Liên Bang Tiệp Khắc), Hung-gia-lợi, Croatia, Ukraine, Bảo-gia-lợi, Moldavia, Romania, và Serbia.

Với chiều dài gần 3.000 cây số, sông Danube chảy qua hàng trăm lâu đài, thành quách, tu viện, thánh đường cổ kính, 14 thành phố thơ mộng, trong đó có 4 kinh đô: Vienne (Áo), Bratislava (Slovakia), Budapest (Hung-gia-lợi), và Belgrade (Serbia).

Một trong những điểm khác biệt giữa hai bản valse nổi tiếng viết về dòng sông này là: khi chảy qua thành Vienne, dòng sông còn êm trôi cho nên nét nhạc của bản Blue Danube cũng êm đềm, dìu dặt; sau gần 2 nghìn dặm, gần tới cửa Thiết Môn ở biên giới Serbia-Romania thì cuồn cuộn sóng, cho nên tiếng nhạc của Waves of the Danube cũng réo rắt, dồn dập theo…

Waves of the Danube được xuất bản lần đầu vào năm 1880, với lời đề tặng của Ivanovici cho Emma Gebauer, vợ của nhà xuất bản nhạc Constantin Gebauer ở Bucharest, thủ đô Romania.

Năm 1886, Waves of the Danube được nhà soạn nhạc Emile Waldteufel soạn hòa âm cho dàn đại hòa tấu, và tới năm 1889 tham dự cuộc thi hành khúc (march) tại Hội chợ quốc tế Paris (Paris Exposition) với tựa tiếng Pháp Flots du Danube, đoạt giải nhất trong số 116 nhạc khúc dự tranh, và lập tức trở thành một hiện tượng tại Kinh thành Ánh sáng.

Mấy năm sau (1896), khi hãng đĩa hát Pathé của Pháp được thành lập, bản Flots du Danube dưới dạng hành khúc (march), do dàn nhạc của Vệ binh Cộng hòa Paris (Garde Républicaine de Paris) hòa tấu, đã được thu vào “đĩa 120 vòng”, là loại đĩa hát xưa nhất, trước khi có đĩa 78, 45 và 33 vòng.

Cũng trong 1896, Waves of the Danube được xuất bản tại Hoa Kỳ, và sau đó trở thành bản valse được ưa chuộng nhất tại quốc gia này, thường được gọi một cách đơn giản là “Danube Waves Waltz”.

Bước sang thế kỷ thứ 20, tới năm 1946, Danube Waves Waltz được nhà soạn nhạc Saul Chaplin cải biến phần nhạc và đặt lời với tựa “The Anniversary Song” do nam ca sĩ Al Jolson thu đĩa. Vì thế,The Anniversary Song đã được người Mỹ xem là “của riêng”, được nằm trong danh sách “di sản” tại Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ, và trở thành ca khúc không thể thiếu trong những dịp kỷ niệm ngày cưới, được hầu hết các danh ca như Bing Crosby, Rosemary Clooney, Frank Sinatra, Andy Williams… thu đĩa.

Nhân tiện cũng xin lưu ý độc giả ở Hoa Kỳ không nên lẫn lộn The Anniversary Song (mở đầu bằng câu: Oh, how we danced on the night we were wed…) với một ca khúc khác cũng của Mỹ có tựa là The Anniversary Waltz.

Anniversary Song – Pianist Giovanni Marradi

Mùa thu chết: từ thơ tới nhạc, niềm cảm hứng và sự liên tưởng thiên tài.


Trải qua mấy thập kỷ rồi nhưng nhiều thế hệ khán, thính giả yêu nhạc Việt Nam vẫn say mê thả hồn mình vào giai điệu mượt mà, thanh khiết và quyến rũ của Phạm Duy cũng như những vần thơ tình tứ và mê đắm của Bùi Giáng qua tác phẩm “Mùa Thu chết” .

Có lẽ không một ai khi nghe bài hát này không nhớ những câu ca :

…. Ta ngắt đi một chùm hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa Thu đã chết rồi….

Nhiều khán, thính giả thưởng thức bài ca bất hủ này đã không để ý tới xuất xứ kỳ lạ của nó và không hề nghĩ rằng đây chính là một minh chứng điển hình của sự kết hợp từ Thơ tới Nhạc, một sự liên kết xuyên qua không gian và thời gian của niềm cảm hứng và của sự liên tưởng thiên tài của những thế hệ tác giả sống rất cách xa nhau.

Nguyên tác ban đầu của “Mùa Thu chết” chỉ là một bài thơ ngắn mang tên L’ Adieu của nhà thơ Guillaume Apollinaire (1880 – 1918), một thi hào Pháp nổi tiếng sống vào đầu thế kỷ XX. Ông là một nhà thơ Pháp gốc Ba Lan có tên thật bằng tiếng Ba Lan là Wilhelm Albert Vladimir Apollinaris de War – Kostrowitcki, khi chuyển từ Ý về sống tại Paris đã đổi qua tên Pháp là Guillaume Apollinaire do sự kết hợp hai chữ Wilhelm và Apollinaris.

Bài thơ tuyệt tác L’Adieu của ông chỉ có năm câu như sau :

“ J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est morte souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends”

Nhà thơ Bùi Giáng sống tại Sài Gòn trong khoảng nửa cuối thế kỷ XX đã đồng cảm tài tình với tứ thơ của đại thi hào Pháp để chuyển ngữ qua tiếng Việt thành bài thơ “Lời vĩnh biệt” đầy tính cách thơ tình Việt Nam duyên dáng như sau :

“ Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo
Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ chẳng tương phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian, mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé, ta vẫn chờ em đó…”

Cảm được tứ thơ của người xưa, chuyển tải tài hoa qua vần thơ tám chữ Việt Nam hết sức kiêu sa và lãng mạn, lại rất phù hợp với hơi hướng Mùa Thu hoa mộng thường được coi là mùa của chia ly và của nỗi buồn man mác lòng người, Bùi Giáng đã như truyền nguồn điện thiêng liêng gợi mở tâm hồn của Phạm Duy để người nhạc sĩ lãng mạn và đa tình này ngân rung lên giai điệu tuyệt vời da diết, khắc khoải của “Mùa Thu chết”….

Phổ thơ Bùi Giáng phóng tác Apollinaire song Phạm Duy đã nâng lên không cùng sự tưởng tượng với nỗi đau xa cách người yêu và khóc hận vì mùa Thu đã chết.

Lời của bài ca bỗng mở rộng và biến hóa như sau :

“ Ta ngắt đi một chùm hoa thạch thảo
Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi…
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho mùa Thu đã chết…
Đã chết thật rồi…
Em nhớ cho
Hai chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa
Trên cõi đời này…
… Từ nay mãi mãi không thấy nhau…
… Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta mãi chờ em
Mãi chờ em
Mãi chờ em
Mãi chờ
Mãi đợi….
Đợi chờ em…”

Từ bài “L’Adieu” Pháp ngữ êm đềm và truyền cảm của Guillaume Apollinaire chuyển qua thơ Việt tài tình và mê đắm của Bùi Giáng, đến bài ca “Mùa Thu chết” của Phạm Duy, tác phẩm đã có một sự “thoát xác” hoàn toàn và chuyển hóa thành một bản tình ca Việt lâm ly, tiêu biểu cho cuộc sống đô thị của miền Nam nước ta vào một thời lãng mạn song cũng còn nhiều bất trắc…

Biết được những bước đường từ Thơ tới nhạc của bài ca này chúng ta càng thêm yêu thêm quý và trân trọng sự đồng điệu của ba tâm hồn nghệ sĩ xuyên qua không gian từ Âu sang Á và xuyên suốt thời gian từ đầu tới nửa cuối thế kỷ XX.

Mỗi độ Thu về, tiết trời se lạnh, lòng dạ bâng khuâng, tâm hồn ta chợt ngân rung lên giai điệu bài ca Mùa Thu chết của Phạm Duy chúng ta hãy kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ tới hai thi sĩ Việt và Pháp đã để lại cho chúng ta những vần Thơ bất hủ “Lời vĩnh biệt”…

Sưu tầm

NHẠC LOSSLESS VÀ NHẠC LOSSY KHÁC GÌ NHAU? ĐÂU LÀ LỰA CHỌN TỐI ƯU CHO ĐIỆN THOẠI?


Hiện nay, có rất nhiều định dạng file nhạc, mỗi định dạng sẽ có dung lượng khác nhau và tất nhiên chất âm mang đến cũng không giống nhau. Điều này khiến nhiều bạn băn khoăn không biết nên chọn lưu trữ định dạng nào cho tối ưu với thiết bị của mình nhất. Chính vì vậy bài viết sau sẽ phân tích ưu nhược điểm của nhạc lossless và nhạc lossy, từ đó bạn sẽ có thêm thông tin tham khảo và đưa ra lựa chọn đúng đắn

Nhạc Lossless

Có hai khái niệm chúng ta cần đề cập tới khi nói về Lossless đó chính là Compressed (Chuẩn định dạng file nén giảm chất lượng) và Uncompressed (Chuẩn định dạng file không nén).

Lossless Uncompressed: Các file dạng này khá lớn, nó bao gồm WAV và AIFF

WAV:

Đây là định dạng file được phát triển bởi Microsoft và nó gắn liền với Windows, chính vì vậy WAV phổ biến hơn so với AIFF.

AIFF:

Được phát triển bởi Apple, File AIFF ngày càng trở nên phổ biến nhờ vào số lượng người dùng Apple đông, đặc biệt là hỗ trợ add tag giúp mọi người quản lý thông tin rõ ràng.

Lossless Compressed: Các file Lossless dạng này có dung lượng nhẹ và chất lượng tốt, bao gồm: Flac, APE, ALAC. Hiện APE ngày càng ít người dùng hơn nên ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Flac và ALAC.

FLAC:

Khi nhắc đến nhạc Lossless người ta thường nhớ ngay đến định dạng FLAC, điều này để chứng minh rằng nó rất phổ biến. Nếu bạn có nhiều thiết bị khác nhau thì lời khuyên là nên lưu trữ FLAC thay vì AIFF.

ALAC:

Một số người dùng chấm điểm ALAC cao hơn FLAC, nhưng thực sự cũng rất khó phân biệt cái nào nghe tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn là một tín đồ của nhà Táo thì dùng ALAC có lẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất.

Nhạc Losssy

Lossy (các file nén không bảo toàn dữ liệu) hiện nay vẫn rất phổ biến vì tính gọn nhẹ, dễ chia sẻ và chất lượng vẫn phù hợp với số đông người dùng. Các định dạng file phổ biến có thể kể tới như Mp3, AAC, WMA, Vorbis,… Trong đó, 2 định dạng được dùng nhiều nhất là Mp3 và AAC.

MP3:

Có thể thấy, file MP3 vẫn là định dạng phổ biến nhất hiện nay vì tuổi đời cũng như thói quen của người dùng. Đặc biệt, sử dụng MP3 bạn có thể chia sẻ trên các trang nghe nhạc dễ dàng mà không lo vấn đề quản lý bản quyền DRM (Digital rights management). Trường hợp muốn lưu trữ bằng file Mp3, tốt nhất bạn nên chọn luôn Mp3 320kbps vì thực tế dung lượng cũng không cao hơn bao nhiêu.

AAC:

Không ít người vẫn thường nhầm lẫn giữa AAC và M4a, thực ra M4a là con của AAC. Ra đời với mục đích cải thiện chất lượng âm thanh tốt hơn so với Mp3 ở cùng một mức sample rate, đồng thời đảm bảo vấn đề bản quyền nhạc số, AAC đã chính thức thay thế cho định dạng MP3.

Vậy đâu là sự lựa chọn hợp lý?

Tùy theo nhu cầu mà các bạn hãy chọn cho mình một định dạng phù hợp. Theo kinh nghiệm của nhiều người chia sẻ, với các file lossy bạn nên chọn AAC thay vì Mp3. Còn với các file lossless, nếu sở hữu các thiết bị của Apple thì nên ưu tiên AIFF và ALAC. Tốt nhất là các bạn nên chuyển về một định dạng để đỡ mất công chuyển đổi qua lại, hãy thêm thật nhiều tag để dễ quản lý thư viện của mình.

Nếu bạn thường xuyên nghe nhạc bằng điện thoại thì M4a là lựa chọn hợp lý, tất nhiên nếu chất lượng âm thanh là hàng đầu thì cứ có file nào tốt nhất là chọn file đó.

Những Ngày Thơ Mộng


Phần lớn người ta luôn luôn có khuynh hướng hoài vọng về dĩ vãng, mến yêu những kỷ niệm bời vì luôn luôn cho rằng dĩ vãng bao giờ cũng đẹp hơn hiện tại. Chính vì vậy người ta cho rằng hạnh phúc là những gì người ta nhận ra khi đã mất. Tuổi đời càng chồng chất người ta càng luyến tiếc những kỷ niệm cũ, cái thời hái hoa bắt bướm, thời học trò. Đó là những gì đẹp nhất mà người ta còn nhớ lại. Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã diễn tả rất đúng tâm sự này qua bài hát trên với sự trình diễn của Khánh Ly.

Nhạc sĩ Thanh Bình: Có còn lại chăng dư âm thôi!…


Tôi muốn kể về cuộc đời hiện tại của một người nhạc sĩ từng là nhà văn, nhà báo, nhà giáo, rồi làm đủ các nghề: bán xăng, bán cơm, nuôi heo, môi giới nhà đất… Ông thật đa tài, bá nghệ nhưng lại bạc phước…
Ðã gần 60 năm trời tên ông chỉ được nhắc qua loa, mơ hồ chiếu lệ thôi. Trong khi mỗi đứa con tinh thần của ông ra đời đều lập tức thấm sâu vào tận đáy lòng người yêu nhạc. Những ai dù chỉ một lần nghe qua giai điệu ca từ của ông cũng dễ lưu giữ trong tâm tư, và chắc sẽ mãi khó quên. Những bài hát mà hầu hết ca sĩ nổi danh của chúng ta đã hái ra tiền từ đó không ít. Ấy vậy mà… giờ đây có mấy ai biết, hay ít nhất thoáng nghĩ về người nhạc sĩ ấy.
Yêu rồi, tình yêu sao chua cay Tiếp tục đọc

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 – 2000) – Phần II (tt2)


Hoài Nam

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (52) – Anh Việt Thu

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (53) – Phạm Thế Mỹ

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (54) – Trầm Tử Thiêng 1

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (55) – Trầm Tử Thiêng 2

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (56) – Trường Sa

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (57) – Từ Công Phụng

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (58) – Trịnh Công Sơn 1

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (59) – Trịnh Công Sơn 2

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (60) – Lê Uyên Phương 1

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (61) – Lê Uyên Phương 2

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (62) – Vũ Thành An

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (63) – Ngô Thụy Miên 1

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (64) – Ngô Thụy Miên 2

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (65) – Phượng Hoàng 1

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (66) – Phượng Hoàng 2

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (67) – Nhạc Trẻ

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (68) – Phạm Duy 1

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (69) – Phạm Duy 2

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (70) – Phạm Duy 3

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (71) – Phạm Duy 4

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (72) – Tổng kết thời kỳ II

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 – 2000) – Phần III


70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (73)- Thời kỳ sau 1975 – Phần 1

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (74)- Thời kỳ sau 1975 – Phần 2

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (75)- Thời kỳ sau 1975 – Trầm Tử Thiêng

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (76)- Thời kỳ sau 1975 – Hòang Thi Thơ, Phạm Duy,Song Ngọc, Anh Bằng, Đăng Khánh

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (77)- Thời kỳ sau 1975 – Duy Quang, Tùng Giang . . .

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (78)- Thời kỳ sau 1975 – Đức Huy

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (79)- Thời kỳ sau 1975 – Vũ Tuấn Đức, Hòang Quốc Bảo,Trần Quảng Nam

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (80)- Thời kỳ sau 1975 – Nguyệt Ánh, Việt Dzũng,Duy Trác, Trần Ngọc Sơn . . .

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (81)- Thời kỳ sau 1975 – Đăng Khánh

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (82)- Thời kỳ sau 1975 – Trúc Hồ

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (83) – Thời kỳ sau 1975 – Lê Tín Hương, Trịnh Nam Sơn, Hòang Thanh Tâm

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (84)- Thời kỳ sau 1975 – Ngô Thụy Miên

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (85)- Thời kỳ sau 1975 – Lam Phương

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (86)- Thời kỳ sau 1975 – Anh Bằng, Từ Công Phụng

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (87)- Thời kỳ sau 1975 – Nguyễn Đình Tòan

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (88)- Thời kỳ sau 1975 – Nguyễn Ánh 9

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (89)- Thời kỳ sau 1975 – Trần Quang Lộc

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (90)- Thời kỳ sau 1975 – Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà, Quốc Dũng

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (91)- Thời kỳ sau 1975 – Bảo Chấn, Bảo Phúc

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (92)- Thời kỳ sau 1975 – Thanh Tùng, Phú Quang . . .

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (93)- Thời kỳ sau 1975 – Ngọc Lễ, Trần Tiến

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (94)- Nhìn lại 34 năm Tình Ca 1975-2009

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (94)- Lời Cám Ơn của Hoài Nam
1.

2.

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 – 2000) – Phần II


70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (18) – Giai đọan 54-75

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (19) – Ngọc Bích, Xuân Tiên

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (20) – Vũ Thành, Đan Thọ

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (21) – Phạm Duy

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (22) – Lê Trọng Nguyễn

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (23) – Hoàng Nguyên

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (24) – Lê Mộng Nguyên, Nguyễn Hiền

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (25) – Phạm Đình Chương 1

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (26) – Phạm Đình Chương 2

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (27) – Văn Phụng

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (28) – Hoàng Thi Thơ

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (29) – Nguyễn Văn Đông

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 – 2000)


70 Năm Tình Ca  Trong Tân Nhạc Việt Nam (1930 – 2000) – Hoài Nam biên soạn
70 Năm Tình Ca  Trong Tân Nhạc Việt Nam (1) – Lời Giới Thiệu

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (2) – Lê Thương, Văn Phụng

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (3) – Văn Cao 1

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (4) – Văn Cao 2

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (5) – Dương Thiệu Tước

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (6) – nhạc tiền chiến

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (7) – Thẩm Oánh, Canh Thân

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (8) – Thế nào là nhạc tiền chiến ?

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (9) – Nhạc Tiền Chiến 1940

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (10) – Nhạc Sĩ Theo Kháng Chiến

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (11) – Đoàn Chuẩn, Hoàng Giác

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (12) – Nguyễn Thiện Tơ

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (13) – Đoàn Chuẩn

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (14) – Phạm Duy, Hoàng Trọng, Ngọc Bích

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (15) – Văn Giảng, Châu Kỳ

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (16) – Anh Việt, Lâm Tuyền

70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (17) – Tổng kết thời kỳ I (1938-1954)

(kỳ sau)
70 Năm Tình Ca Trong Tân Nhạc Việt Nam (18) – Giai đọan 54-75

NGUYỄN VŨ & BÀI THÁNH CA BUỒN: NHỚ QUÁ ĐI THÔI GIỌNG HÁT AI BUỒN


Cứ mỗi độ Giáng Sinh về, giai điệu quen thuộc của bản ‘Bài thánh ca buồn’ của Nguyễn Vũ lại vang lên qua giọng ca rất có chiều sâu của Elvis Phương. Và cứ mỗi lần nghe ‘Bài thánh ca buồn’ thì chúng tôi lại thắc mắc tại sao ‘bài thánh ca’ mà lại ‘buồn’!? Bởi lẽ, đã là Thánh ca thì không có bài nào buồn cả vì đó là những lời ca đem lại nhiều hồng ân Thiên Chúa cho toàn thể nhân loại, nhất là những bài Thánh ca mùa Noel. Thế rồi DongNhacXua.com chúng tôi hân hạnh được nghe tâm sự của chính tác giả, nhạc sỹ Nguyễn Vũ, trong một dịp ‘trà dư tửu hậu’ vào mùa Giáng Sinh năm 2004 khi ông trải lòng mình với chuyên mục Văn Nghệ của báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh. Thì ra, ‘bài thánh ca’ mà Nguyễn Vũ nói đến chính là bản ‘Đêm Thánh Vô Cùng’ bất hủ và ‘buồn’ là vì ‘Đêm Thánh Vô Cùng’ gắn với một kỷ niệm buồn và đẹp của tác giả với người bạn gái đầu đời!
Nghe ‘Bài thánh ca buồn’ của Nguyễn Vũ qua tiếng hát Elvis Phương

ĐÔI NÉT VỀ NHẠC SỸ NGUYỄN VŨ Tiếp tục đọc

Bài Hát Cho Người Kỹ Nữ (Nhật Ngân – Duy Trung)


Bài Hát Cho Người Kỹ Nữ (Nhật Ngân – Duy Trung)
Hôm qua DongNhacXua.com tình cờ đọc một bài báo đăng trên tờ Lao Động viết về cuộc đời đầy nỗi truân chuyên của cô Cẩm Nhung, kỹ nữ nổi tiếng một thời của Sài Gòn xưa. Phần cuối bài viết, tác giả có nhắc đến bản nhạc ‘Bài hát cho người kỹ nữ’ của nhạc sỹ Nhật Ngân sáng tác chung với Duy Trung là cảm tác từ cảnh đời éo le của Cẩm Nhung. Thực hư chuyện này ra sao chúng tôi không có tư liệu? Rồi nhạc sỹ Duy Trung là ai? Cho đến giờ chúng tôi cũng không có bất kỳ thông tin gì. Nhạc sỹ Nhật Ngân cũng đã an giấc ngàn thu, bà Cẩm Nhung cũng vừa rời chốn gian trần.
Trên tinh thần gợi nhớ lại Sài Gòn hoa lệ một thời, nhắc nhớ đến dòng nhạc của Nhật Ngân và cầu mong linh hồn bà Cẩm Nhung mau siêu thoát, DongNhacXua.com trân trọng giới thiệu nhạc phẩm ‘Bài hát cho người kỹ nữ’ (còn được biết qua tên khác ‘Bài ca cho người kỹ nữ’ hay ‘Tình kỹ nữ’). Tiếp tục đọc