10 chi tiết thể hiện người có học thức


Có những hành động, dù nhỏ nhưng để lại ấn tượng tốt đẹp với người khác và cho thấy bạn là một người có giáo dục.
Nghe
Đặt lắng nghe lên hàng đầu thể hiện tầm quan trọng của nó trong giáo dục. Những người có học thức không tùy tiện ngắt lời người khác mà lắng nghe cẩn thận, trước khi bày tỏ quan điểm của mình.
Mỗi người một phong cách nói chuyện. Có người nhận xét trực tiếp rồi đưa ra ví dụ; có người nói hươu nói vượn cuối cùng mới nêu ý kiến; có người mỉa mai, châm biếm rồi mới trình bày quan điểm thực sự. Nếu không lắng nghe họ nói hết, bạn có thể hiểu lầm. Đến khi bạn ngắt lời, buộc đối phương phải giải thích, không chỉ làm mất chất lượng cuộc trò chuyện, cũng mất điểm trong mắt người khác.
Vì thế bạn không nên gián đoạn cuộc nói chuyện của người khác bằng các chủ đề không liên quan. Đừng vội kết luận khi chưa hiểu vấn đề. Đừng cướp lời người khác.
Nói nhỏ nhẹ
Người có học thức đảm bảo giọng mình không làm phiền người khác. Không ai thích cái loa, nhất là ở nơi công động. Dù tín hiệu điện thoại bạn không tốt hay gặp chuyện bạn nổi hứng nói to, cần phải tự nhắc nhở mình hạ âm lượng để tránh phiền người khác.
Đặc biệt cần nhẹ nhàng ở nơi công cộng như tàu điện, xe buýt, tàu hỏa; nhà hàng và các điểm du lịch. Gây ồn ào bất kể dịp nào sẽ khiến mọi người cho rằng bạn là người thô lỗ và bất lịch sự.
Đúng giờ
Nhiều cô gái có thể nghĩ rằng chàng trai càng chờ đợi lâu thì càng quan tâm. Thực ra, ngoại trừ những kẻ ngốc trong tình yêu, hầu như không ai thích chờ đợi một ai đó.
Nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn từng nói “Cuộc đời được đo bằng thời gian. Lãng phí thời gian của chính mình là tự sát; còn lãng phí thời gian của người khác chính là giết người”. Nếu bạn có việc đột xuất đến muộn, hãy lịch sự thông báo càng sớm càng tốt. Nếu đến muộn và không thể thông báo kịp thời, hãy giải thích lý do và xin lỗi chân thành.
Không ngại cảm ơn và xin lỗi
Dù chúng ta đã được học cách nói lời cảm ơn và xin lỗi khi còn rất nhỏ nhưng vì một lý do nào đó khi lớn lên lại coi một số việc người khác làm cho mình là hiển nhiên.
Giáo sư Adam M. Grant và Francesca Gino (Mỹ) đã phát hiện trong nghiên cứu rằng nói “cảm ơn” sẽ tăng gấp đôi tỷ lệ thành công của mọi việc. Lý do là mọi người đều thích cảm giác được cần đến khi được người khác cảm ơn và nhận thức được giá trị xã hội của bản thân mà điều này mang lại.
Là một người có học thức, đừng ngại khi tỏ lòng biết ơn và cũng sẽ không bận tâm đến một lời xin lỗi chân thành.
Không dễ dàng phán xét
Chúng ta thường vô thức nhận xét sau lưng người khác, bày tỏ quan điểm dựa trên ngoại hình, lời nói hay một tình huống giao tiếp. Nhưng có thể việc bạn nhìn thấy không phải là bản chất câu chuyện. Một người tiết kiệm, keo kiệt có thể gia cảnh khó khăn, sau có thể là cha mẹ già bệnh. Người lớn lên hay nghi ngờ, tự ti có thể từng trải qua tuổi thơ bất hạnh.
Hiểu người khác hơn, đồng cảm hơn và không dễ dàng phán xét là dấu hiệu của người có giáo dục tốt.
Không dễ dàng phàn nàn
Dù trong cuộc sống hay công việc, không ai thích một người luôn phàn nàn.
Nhịp sống của xã hội hiện đại ngày càng căng thẳng, cuộc sống và công việc không hề dễ dàng với tất cả chúng ta. Mỗi ngày ai cũng có thể gặp phải những điều tồi tệ này hay khác. Những người có học thức sẽ biết cách quản lý cảm xúc của mình, luôn tìm kiếm giải pháp và lối thoát trong nghịch cảnh.
Người hay phàn nàn khắp nơi không những ích kỷ coi người khác như thùng rác để xả, làm tốn thời gian người khác, còn mang cho những áp lực mà đáng lẽ họ không phải gánh chịu.
Không nói khi ăn
Vừa nói vừa ăn là một thói quen không tốt, khiến hình ảnh bạn không đẹp, cũng khiến người khác khó chịu. Những thói quen xấu khi ăn khác còn là phát ra tiếng húp canh, dùng đũa cá nhân đảo đồ ăn chung.
Bạn thích vừa ăn vừa nói, hãy làm vậy khi ăn cùng gia đình. Nhưng ăn cùng người khác không chỉ là việc của riêng bạn. Những người có học thức sẽ quan tâm đến cảm xúc của người khác ngay cả khi ăn.
Không xả rác bừa bãi
Khi ăn ở nhà hàng, không ít người bày bừa đồ ăn từ bàn, ra bát, xuống sàn.
Hình ảnh này khiến những thực khách khác mất cảm giác muốn ăn, cũng khiến phục vụ phải làm thêm việc.
Những người có học thức không coi việc người khác phục vụ mình là điều hiển nhiên. Họ sẽ cố gắng tạo ra càng ít rác càng tốt. Điều này đúng với các nhà hàng và cả những nơi công cộng. Xử lý rác thải do bạn tạo ra là sự tôn trọng của một người có học thức đối với sức lao động của người khác và môi trường.
Trả lời kịp thời
Khi giao tiếp với người khác, điều đáng sợ nhất là tin nhắn gửi đi mà không được hồi âm.
Trả lời kịp thời không chỉ là phép lịch sự mà còn là trách nhiệm, thể hiện một con người có học. Nếu vì lý do nào đó không thể trả lời kịp thời, vui lòng chủ động giải thích lý do.
Bỏ giày trước khi vào nhà
Trước khi vào nhà người khác, hãy lau sạch bụi bẩn ở lòng bàn chân trên tấm thảm trước cửa, nhất là vào những ngày mưa. Chủ nhà sẽ rất biết ơn sự chu đáo của bạn.
Giáo dục có thể nhỏ như tấm danh thiếp của một cá nhân hoặc lớn như tấm danh thiếp của một quốc gia. 10 chi tiết nhỏ này không thể bao gồm tất cả các lĩnh vực trong giáo dục, ít nhất chúng cũng bao gồm một số yếu tố cần thiết, đó là sự tôn trọng, quan tâm, chân thành và không ảnh hưởng đến người khác. Nếu có thể chú ý đến những điểm này một cách có ý thức thì mối quan hệ giữa mọi người trong xã hội sẽ hài hòa hơn rất nhiều.

Bảo Nhiên (Theo Aboluowang)

Tạo User mới trên Windows 10


Hướng dẫn tạo User thông qua Computer Management

Bước 1: Kích chuột phải vào biểu tượng cửa sổ Start và chọn Computer Management.

Tạo User mới trên Windows 10 bằng Computer Management

Bước 3: Nhập tên của tài khoản bạn muốn tạo mới trên PC tại User name. Sau đó nhập mật khẩu, nhập lại mật khẩu và nhập từ gợi ý cho mật khẩu lần lượt ở Password, Confirm Password phía dưới.

Tạo user win 10, đăng ký tài khoản win 10

Lưu ý, trong quá trình cài đặt bạn nên tích chọn vào ô Password never expires để có thể thay đổi mật khẩu nếu muốn, hoặc thay đổi sau khi đã sử dụng trong một thời gian dài để tăng tính bảo mật.

Như vậy là bạn đã hoàn thành xong bước tạo User mới trên Windows 10 mà không cần có tài khoản Microsoft.

Tạo tài khoản user thông qua Windows Settings

Để tạo tài khoản user thông qua Windows Settings, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Mở ứng dụng Settings bằng cách click vào biểu tượng Settings trên Start menu hoặc nhấn tổ hợp phím Windows+I.

Nhấn chọn biểu tượng Settings trong Start Menu

Bước 2: Trên giao diện Settings, bạn click chọn Account (Your accounts, email, sync, work, family).

Bước 2: Trên giao diện Settings, bạn click chọn Account (Your accounts, email, sync, work, family).

Nhấn chọn Account trong Windows Settings

Hoặc cách khác là nhập vào ô tìm kiếm từ khóa add user và sau đó nhấn vào Add, edit, or remove other users.

Bước 3: Click chọn Family and other users, sau đó click chọn tài khoản user mà bạn muốn xóa rồi click chọn Add someone else to this PC.

Thêm tài khoản user trong Family and other users

Bước 4: Xuất hiện hộp thoại Sign. Bạn sẽ thấy Windows hỏi về tài khoản Microsoft như Windows, Office, Outlook.com, OneDrive, Skype hoặc Xbox.

Hộp thoại Sign xuất hiện khi click tạo user mới trên windows

Do chúng ta tạo User mới nên bạn sẽ nhấn vào phần I don’t have this person’s sign-in information và nhấn Next để tiếp tục.

Nhấn vào phần I don’t have this person’s sign-in information để tiếp tục tạo tài khoản user Windows 10

Bước 5: Xuất hiện bảng thông tin yêu cầu điền đầy đủ để tạo tài khoản Microsoft mới. Chúng ta sẽ không điền thông tin gì vào phần này, mà nhấn chọn Add a user without a Microsoft account, rồi Next để tiếp tục.

Nhấn chọn Add a user without a Microsoft account

Bước 6: Xuất hiện giao diện điền thông tin. Người sử dụng cần điền thông tin tài khoản mới, mật khẩu, nên kèm thêm các ký tự đặc biệt trong mật khẩu để tăng tính bảo mật.

Điền thông tin tài khoản mới, mật khẩu đăng nhập user

Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các câu hỏi bảo mật để nếu quên mật khẩu có thể sử dụng chúng để lấy lại. Nhấn Next để tiếp tục.

Thêm các câu hỏi bảo mật phòng trường hợp quên mật khẩu user

Bước 7: Ngay sau đó, tài khoản mà bạn vừa tạo sẽ xuất hiện trong Other User với mục Local Account.

Tài khoản user Windows vừa tạo xuất hiện trong Other User ở mục Local Account

Bước 8: Khi nhấn vào tên User mới này, xuất hiện hai mục tùy chọn là Remove (Xóa) và Change account type (thay đổi thông tin), hãy click chọn Change account type.

Thay đổi thông tin user vừa tạo trong Windows 10

Khi nhấn vào Change account type, bạn có thể thay đổi chức danh cho tài khoản thành quản trị Administrator. Nhấn OK để thiết lập lại

Thiết lập quyền Administrator cho user vừa tạo trong Windows 10

Hướng dẫn tạo User trên Windows 10 qua Control Panel

Ngoài cách tạo tài khoản mới trên Windows 10 bằng Computer Management mà chúng tôi đã hướng dẫn phía trên, bạn có thể thông qua Control Panel để tạo thêm một tài khoản Local mới để sử dụng.

Bước 1: Mở Control Panel bằng cách nhập từ khóa Control panel vào khung Search Start Menu hoặc khung Search trên thanh Taskbar rồi nhấn Enter.

Mở Control Panel trên khung Search thanh Taskbar

Bước 2: Click chọn User Accounts để mở cửa sổ User Account.

Click chọn User Accounts để mở cửa sổ User Account

Bước 3: Chọn tiếp User Accounts ở giao diện tiếp theo.

Bước 4: Click chọn liên kết Manage another account để xem tất cả tài khoản user trên máy tính của bạn.

Click chọn liên kết Manage another account

Bước 5: Click chọn Add a new user in PC settings để thêm mới tài khoản vào Windows.

Chọn Add a new user in PC settings để thêm mới tài khoản

Bước 6: Tại đây, máy tính sẽ điều hướng bạn tới Windows Settings. Các bước còn lại bạn thực hiện tương tự như phương pháp 2 mà Quantrimang.com đã hướng dẫn chi tiết ở trên.

Tạo User trên Windows 10 qua Control Panel

Thêm người dùng win 10 bằng Command Prompt

Bước 1: Mở Command Prompt dưới quyền Admin, đầu tiên bạn nhập cmd vào khung Seach Start Menu hoặc trên thanh Taskbar, sau đó kích chuột phải vào Command Prompt chọn Run as administrator.

Hoặc cách khác là kích chuột phải vào Start Menu sau đó click chọn Command Prompt (admin) để mở Command prompt dưới quyền Admin.

kích chuột phải vào Command Prompt chọn Run as administrator

Nếu bạn dùng Windows 10 với các phiên bản mới nhất thì nút Run as administrator sẽ hiện ngay khi bạn search ra Command Prompt.

Mở Command Prompt trong Windows 10 phiên bản mới

Click chọn Yes nếu trên màn hình xuất hiện thông báo User Account Control.

Bước 2: Trên cửa sổ Command Prompt, nhập lệnh dưới đây vào rồi nhấn Enter để thêm tài khoản user vào máy tính của bạn:

net user UserName Password /add

Lưu ý: Trong câu lệnh trên thay UserName, Password bằng tên tài khoản và mật khẩu user bạn muốn tạo.

Nhập lệnh vào cửa sổ command prompt

Bước 3: Tiếp theo nhập câu lệnh dưới đây để phân quyền Administrators cho tài khoản vừa tạo, rồi nhấn Enter:

net localgroup administrators UserName /add

Phân quyền Administrators cho user vừa tạo bằng Command Prompt

Lưu ý: Thay UserName bằng tên tài khoản user bạn vừa tạo ở bước 2.

Cách kết nối 2 máy tính với nhau qua mạng LAN


Laptop hay máy tính là một công cụ không thể thiếu trong đời sống hiện nay, nó giúp lưu trữ, chia sẻ dữ liệu và làm việc phục vụ các nhu cầu khác nhau. Với tốc độ phát triển nhanh của Internet hiện nay thì việc truyền dữ liệu vô cùng đơn giản. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho bạn cách kết nối 2 máy tính với nhau qua mạng LAN.

1. Tìm hiểu về mạng LAN

Mạng LAN là gì?

Mạng LAN viết tắt (Local Area Network) hay còn được gọi là mạng cục bộ được dùng trong khu vực giới hạn nhất định, tốc độ truyền tải cao. Các thiết bị sử dụng mạng LAN có thể chia sẻ tài nguyên với nhau, mà điển hình là chia sẻ tập tin, máy in,… và một số thiết bị khác

Khi nào nên dùng mạng LAN để kết nối 2 máy tính?

Dùng cáp Ethernet giúp mọi thứ trở nên đơn giản với tốc độ dữ liệu nhanh hơn. Cáp CAT5e rẻ nhất hỗ trợ tốc độ lên đến 1000Mbps. Để giúp bạn dễ hình dung, USB 2.0 chỉ hỗ trợ tốc độ lên đến 480Mbps. Vì vậy, truyền dữ liệu qua Ethernet là lựa chọn hiển nhiên.

Dùng cáp Ethernet giúp mọi thứ trở nên đơn giản với tốc độ dữ liệu nhanh hơn

Ưu điểm khi kết nối mạng LAN giữa 2 máy tính

Ưu điểm chính của việc sử dụng phương pháp cáp Ethernet là tốc độ truyền nhanh hơn, ít nhất là nhanh hơn so với ổ flash thông thường và WiFi của bạn. Nếu bạn có nhiều dữ liệu cần truyền thì sử dụng cáp Ethernet là cách tốt nhất. Quá trình này đã được thử nghiệm trên tất cả các phiên bản Windows chính thống, bao gồm Windows 7, 8 và 10.

Kết nối mạng LAN giữa 2 máy tính giúp tốc độ truyền nhanh hơn

2. Hướng dẫn cách kết nối 2 máy tính với nhau qua mạng LAN

Bước 1: Việc đầu tiên bạn cần làm đó là chuẩn bị một đoạn dây cáp mạng LAN. Cắm hai đầu dây vào cổng kết nối của mỗi máy tính.

Bước 2: Tại thanh tìm kiếm, gõ control panel, nhấn Control Panel > Chọn Network and Sharing Center.

Tại thanh tìm kiếm, nhấn Control Panel, chọn Network and Sharing Center

– Bước 3: Chọn vào Change advanced sharing settings > Kéo xuống dưới tìm mục All Networks và nhấn vào mũi tên đi xuống.

Tìm mục All Networks và nhấn vào mũi tên đi xuống

– Bước 4: Tick vào mục Turn on sharing so… và Turn off password protected sharing tại mục Password protected sharing > Nhấn vào Save changes.

Tick vào mục Turn on sharing so… và Turn off password protected sharing

– Bước 5: Quay lại Network and Sharing Center, nhấn vào mạng mà bạn đang kết nối > Chọn properties.

Quay lại Network and Sharing Center, nhấn vào mạng mà bạn đang kết nối

– Bước 6: Chọn vào mục Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) > Nhấn vào Properties.

Tìm mục Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4), nhấn vào Properties

– Bước 7: Để chia sẻ các tài liệu qua mạng LAN, bạn hãy cấu hình 2 máy tính với các IP khác nhau.

+ Máy tính 1:

IP address: 192.168.1.1
Subnet mask: mặc định là 255.255.255.0
Default Gateway: 192.168.1.2
Chú ý: 192.168.1 là bắt buộc vì đây là thông số của modem, bạn được phép thay đổi số 1 đằng sau thành số khác.

+ Máy tính 2:

IP address: 192.168.1.2
Subnet mask: 225.225.225.0
Default Gateway: 192.168.1.1

Bạn hãy cấu hình 2 máy tính với các IP khác nhau

3. Cách chia sẻ dữ liệu giữa hai máy tính

Chia sẻ thư mục trong mạng LAN bằng Share

– Bước 1: Click chuột phải vào thư mục cần chia sẻ > Chọn Properties.

Click chuột phải vào thư mục cần chia sẻ, chọn Properties

– Bước 2: Chuyển qua tab Sharing > Chọn vào Share….

Chuyển qua tab Sharing, chọn vào Share…

– Bước 3: Nhấn vào mũi tên đi xuống và chọn Everyone > Nhấn vào Add để thêm quyền.

Cấp quyền Everyone cho tập tin trên máy tính

Bước 4: Tại đây bạn có thể chỉnh sửa quyền chia sẻ hoặc xóa người bạn vừa thêm.

Có thể chỉnh sửa quyền chia sẻ hoặc xóa người bạn vừa thêm
Hoàn tất quá trình cấp quyền chia sẻ

Chia sẻ thư mục sử dụng Advanced Sharing

– Bước 1: Chọn tab Sharing > Nhấn vào Advanced Sharing….

Chọn tab Sharing, nhấn vào Advanced Sharing…

Bước 2: Tick vào mục Share this folder > Chọn vào Permissions.

Tick tại mục Share this folder, chọn vào Permissions

– Bước 3: Các lựa chọn cấp quyền sẽ theo thứ tự dưới đây:

+ Full Control: Khách có quyền chỉnh sửa, xóa, sao chép và xem dữ liệu đã chia sẻ.
+Change: Khách có quyền thanh đổi dữ liệu đã chia sẻ
+ Read: Khách chỉ có quyền đọc và sao chép dữ liệu.

Sau khi lựa chọn quyền bạn hãy nhấn OK để chia sẻ thư mục.

Tiến hành chia sẻ thư mục trên máy tính

Đến đây việc kết nối 2 máy tính với nhau qua mạng LAN đã hoàn tất.

HISTOGRAM: TÌM HIỂU VỀ BIỂU ĐỒ ÁNH SÁNG VÀ ỨNG DỤNG


Understanding Histogram

Biểu đồ ánh sáng (histogram) là một công cụ hữu dụng hỗ trợ nhiếp ảnh gia điều chỉnh phơi sáng chính xác. Trên phần lớn các máy ảnh kỹ thuật số cao cấp, nhất là máy ảnh ống kính đơn phản xạ DSLR (ống kính rời) đều có chức năng hiển thị biểu đồ ánh sáng của ảnh đã chụp, thậm chí có loại hiển thị biểu đồ ánh sáng ngay trong khuôn hình ngắm chụp giúp người chụp dễ dàng điều chỉnh phơi sáng. Điều này chứng tỏ tầm quan trọng của biểu đồ ánh sáng trong nhiếp ảnh. Để sử dụng biểu đồ ánh sáng hiệu quả, trước tiên cần hiểu được biểu đồ này biểu diễn những gì và như thế nào. Bài viết này của VinaCamera.com cung cấp một số thông tin cơ bản về biểu đồ ánh sáng.

Hình 1: Biểu đồ ánh sáng trên máy ảnh Nikon và Canon

Điều dễ dàng nhận thấy khi nhìn vào các biểu đồ ánh sáng là thường có 4 biểu đồ nhỏ, ba biểu đồ biểu diễn ánh sáng của ba màu cơ bản trong bảng màu RGB, gồm màu đỏ (R – red), xanh lục (G – green), và xanh lam (B – blue). Ba màu này được pha trộn tạo nên hàng triệu màu của mỗi bức ảnh, giá trị chung được biểu diễn bằng một biểu đồ thứ 4, thường gọi là RGB; biểu đồ chung này trên các loại máy khác nhau sẽ có màu khác nhau như vàng hay ghi xám (như trong hình 1) hay trắng, ghi nhạt, xám v.v… Trên các phần mềm máy tính, biểu đồ chung RGB – có khi còn được gọi là biểu đồ phơi sáng (exposure) hay có thể nhiều tên gọi khác và có màu trắng hoặc đen… nhưng màu sắc và tên gọi ở đây không quan trọng vì biểu đồ chung RGB đều biểu diễn giá trị ánh sáng chung của toàn bức ảnh. Biểu đồ chung này là biểu đồ hay được sử dụng nhất trong việc đánh giá ánh sáng của một bức ảnh để điều chỉnh phơi sáng phù hợp. Và tất nhiên, dù ở trên máy ảnh hay ở trên phần mềm máy tính, khái niệm và giá trị hiển thị đều giống nhau.

Hình 2: Bốn biểu đồ ánh sáng. Biểu đồ 1 (màu đen) biểu diễn ánh sáng chung của toàn bức ảnh; biểu đồ 2 (màu đỏ) biểu diễn ánh sáng màu đỏ; biểu đồ 3 biểu diễn ánh sáng xanh lục; và biểu đồ 4 biểu diễn ánh sáng xanh lam. Do theo cách phân chia phổ biến hiện nay có 256 cấp độ sáng của mỗi màu, nên ta thấy thang ánh sáng chia làm 256 cấp độ (0 – 255, 0 là tối đen hoàn toàn).

Tìm hiểu hai chiều biểu diễn của biểu đồ ánh sáng

Biểu đồ ánh sáng hiển thị giá trị ánh sáng của một tấm ảnh theo hai chiều:

a. Chiều ngang biểu diễn cường độ sáng (như nói ở trên, được chia theo thang 256 cấp độ) theo qui ước bên trái là ánh sáng tối hơn, sát mép trái là tối đen (giá trị bằng 0) và càng về phía bên phải càng sáng cho đến sát mép phải là sáng trắng hoàn toàn (giá trị bằng 255).
b. Chiều dọc biểu diễn số lượng điểm ảnh có cường độ sáng tương ứng với giá trị chiều ngang.

Để giản lược – bớt chi li mà đại khái hơn – trong nhiếp ảnh số, người ta chia chiều ngang của biểu đồ ra làm ba khu vực chính (đôi khi là 4 hay 5) là khu vực ánh sáng yếu, sát bên trái (shadows), khu vực ánh sáng trung bình ở giữa (midtones) và khu vực ánh sáng mạnh, sát bên phải (highlights). Ta có thể thấy cách phân chia này trên cả các phần mềm chỉnh sửa ảnh như Photoshop.

Hình 3: Ba khu vực ánh sáng (1) Yếu, (2) Trung bình và (3) Mạnh

Quan sát độ sáng tối của một bức ảnh qua biểu đồ ánh sáng

Với một bức ảnh đã chụp, khi xem lại ngay trên máy ảnh, hoặc trên phần mềm chỉnh sửa, qua biểu đồ chung RGB ta có thể dễ dàng nhận thấy bức ảnh sáng vừa, sáng yếu (thiếu sáng) hay sáng mạnh (thừa sáng).

• Nếu phần lớn hiển thị nghiêng về phía bên trái (khu vực ánh sáng yếu), bức ảnh đó là một bức ảnh đa phần tối màu, phần lớn màu sắc và các khu vực ánh sáng của ảnh đậm tối. Nếu ở sát mép trái có cột dọc cao hết chiều cao của biểu đồ, ảnh có các khu vực tối đen hoàn toàn (giá trị bằng 0).
• Nếu phần lớn hiển thị nghiêng về bên phải (khu vực ánh sáng mạnh), bức ảnh đó là một bức ảnh đa phần sáng màu, phần lớn màu sắc và các khu vực đều sáng mạnh. Nếu ở sát mép phải của biểu đồ có cột dọc cao hết chiều cao, ảnh có các khu vực chói sáng trắng hoàn toàn (giá trị bằng 255).
• Nếu phần lớn hiển thị nằm ở giữa chiều ngang biểu đồ, ảnh đa phần có ánh sáng trung bình, điều hòa, không sáng quá hay tối quá.
• Cách quan sát các màu cơ bản riêng biệt (đỏ, lục, lam) cũng tương tự như trên.

Từ quan sát này có thể điều chỉnh để chụp (hoặc chỉnh sửa) cho ảnh “đẹp hơn”.

Lưu ý 1: Ở đây tôi xin nhấn mạnh từ “đẹp hơn” vì tùy vào con mắt nghệ thuật của từng nhiếp ảnh gia hay mục đích của từng bức ảnh để điều chỉnh phù hợp, thể hiện tấm ảnh theo cách riêng của từng người. Ảnh quá thiếu sáng hoặc thừa sáng cũng không phải là một bức ảnh đẹp, mặt khác không phải bức ảnh nào có ánh sáng vừa phải đều ở giữa cũng là một bức ảnh đẹp, tất cả tùy thuộc vào từng bức ảnh (chủ thể, hậu cảnh, ánh sáng môi trường, phong cách đánh đèn, v.v…) và cách thể hiện cụ thể của từng người chụp.

Lưu ý 2: Mặc dù sử dụng cùng khái niệm và cách biểu diễn giống nhau, luôn có sự khác biệt ít nhiều giữa biểu đồ ánh sáng trên máy ảnh và các phần mềm chỉnh sửa ảnh trên máy tính, cũng như có sự khác biệt về tỷ lệ và cách hiển thị trong biểu đồ ánh sáng giữa các máy ảnh khác nhau. Bạn nên làm quen với máy ảnh cụ thể của mình để quan sát chính xác, rút kinh nghiệm sử dụng biểu đồ khi chụp ảnh.

Lưu ý 3: Các khu vực có độ sáng là 0 (đen hoàn toàn) và 255 (trắng hoàn toàn) đều bị mất hết chi tiết ảnh. Các khu vực sát với hai giá trị này cũng hầu như không còn chi tiết, hoặc rất mờ nhạt và mắt thường không thể quan sát được.

Trong ví dụ dưới đây (điều chỉnh trên vi tính, không phải chụp thật nhằm mục đích minh họa), nếu máy ảnh đặt ở chế độ tự động, hoặc ưu tiên khẩu độ hay tốc độ cửa chập – tức để máy tự quyết định độ sáng của ảnh chứ người chụp không chỉnh phơi sáng thủ công – việc ngắm chụp vào khu vực nào trong khuôn hình khi căn sáng là hết sức quan trọng.

Hình 4: Ảnh 1, do ngắm chụp vào khu vực có ánh sáng trung bình, máy hiểu là ánh sáng đã tốt nên ảnh có ánh sáng điều hòa.
Hình 5: Ảnh 2, do ngắm chụp vào khu vực ánh sáng mạnh (mái nhà màu vàng) nên máy hiểu là chủ thể quá sáng, nên tự động điều chỉnh cho ảnh tối đi, vì vậy các khu vực tối của chủ thể bị tối sẫm, gần như đen hoàn toàn, ảnh bị thiếu sáng nghiêm trọng với biểu đồ dồn về bên tay trái.
Hình 6: Ngược lại ở ảnh 3, do ngắm vào khu vực tối (khu vực lá cây hậu cảnh), máy điều chỉnh cho ảnh sáng hơn, kết quả là ảnh thừa sáng nghiêm trọng, biểu đồ dồn hết về bên tay phải.

Thông thường, để có một bức ảnh với ánh sáng điều hòa, đúng sáng chủ thể như ngoài thực tế (không tính tới các trường hợp chủ định tạo tương phản lớn), cần ngắm và căn sáng vào các khu vực có cường độ ánh sáng trung bình (tương đương 18% gray).

Như vậy, biết cách quan sát biểu đồ ánh sáng rất hữu ích với người chơi ảnh. Trong mọi trường hợp, các bạn nên chụp thử một số kiểu ảnh trước khi chụp chính thức, quan sát biểu đồ ánh sáng ảnh chụp thử và điều chỉnh phơi sáng đến khi có biểu đồ “đẹp” để có nhiều ảnh đẹp hơn. Các bạn cũng nhớ kết hợp sử dụng thiết bị đo sáng (light meter) hay tấm đo sáng xám (gray card) để có thể điều chính phơi sáng “đẹp nhất”.

Tóm lại, biểu đồ ánh sáng là một công cụ sẵn có trên máy hết sức tiện lợi, một trợ thủ phơi sáng đắc lực của mọi nhiếp ảnh gia nghiêm túc.

Lưu ý:

Một lưu ý đáng quan tâm đối với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nhất là những ai mới chuyển từ chụp phim sang chụp số, liên quan tới biểu đồ ánh sáng này là: Dữ liệu được sử dụng trên hầu hết thân máy DSLR, nếu không muốn nói là tất cả thân máy ở thời điểm hiện tại – để hiển thị biểu đồ histogram của bức ảnh là dữ liệu được trích xuất từ ảnh định dạng JPEG (dù chụp ở định dạng JPEG, kết hợp JPEG và định thô RAW, hay RAW 100%). Điều này có nghĩa là biểu đồ ánh sáng (histogram) biểu diễn các giá trị của ảnh sau khi đã được phần mềm trên thân máy chuyển tạm thời sang JPEG. Chúng ta đều biết, JPEG là định dạng ảnh nén bị mất dữ liệu, vì vậy, biểu đồ ánh sáng KHÔNG biểu diễn đúng với các giá trị của tệp tin ảnh thô RAW lưu trên máy, và làm nhiếp ảnh gia có thể đánh giá sai lệch ánh sáng, tông màu, dẫn tới các điều chính thiếu chính xác trong quá trình chụp tiếp theo. Một lời khuyên cho nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chụp số là nên sử dụng thiết bị đo sáng riêng biệt để đảm bảo độ chính xác phơi sáng!

VinaCamera.com 2008

Dạ Khúc (Serenade) – Bản tiếng Việt của Nhạc sĩ Phạm Duy


Chiều buồn nhẹ xuống đời
Người tình tìm đến người
Thấy run run trong chiều phai
Vẻ sầu của đoá cười
Tình bền của lứa đôi
Thoáng hương trong chiều rơi

Chiều nay hát cho xanh câu yêu đời
Cho người thôi khóc thương ai
Cho niềm yêu đến bên tôi.

Chiều nay lỡ ghé môi trên mi sầu
Ru người qua chốn thương đau
Cho làn nước mắt chìm sâu.

Tình đời toả ngát màu
Chiều nay là lúc đầu
Nói cho nhau nghe đời sau
Nhẹ nhàng người đắm sầu
Kể lể chuyện kiếp nao
Có ai chia lìa nhau.

Một ngày đó tóc mây đã phai màu
Có chờ ta oán trách đâu?
Có vì duyên kiếp không lâu!
Đời sẽ thấy chúng ta sống không cầu
Cho tình cứ úa phai mau
Cho người cứ mãi phụ nhau.

Dù một ngày đời sẽ vỡ tan rồi
Người về khuất chân trời
Nhớ nuôi cho hương một chiều vương vấn đời
Cuộc tình vĩnh viễn xa vời
Chỉ còn thương nhớ mà thôi
Bóng tối buồn không lời

Dạ Khúc (Serenade) – ca sĩ Mai Hương

Serenade là một trong những tác phẩm âm nhạc cổ điển nổi tiếng nhất, được rất nhiều người yêu thích. Khúc nhạc chiều này, với giai điệu mượt mà thể hiện những cảm xúc phong phú. Âm trình chủ đạo của giai điệu gồm hai nhân tố – nhân tố bình ổn, dịu êm với những chùm ba, và nhân tố bước nhảy, như sự phóng khoáng của cảm xúc, làm cho giai điệu thêm nồng nàn, say đắm.

Franz Schubert sáng tác bài Serenade bất hủ để tặng sinh nhật cho một thiếu nữ mà ông thầm yêu. Để làm cho nàng bất ngờ, Schubert nhờ bạn thân là ca sĩ, trình bày ngay dưới cửa sổ nhà nàng. Tối đó, người ta bí mật khiêng cây đàn piano vào trong vườn, tất cả đã sẵn sàng cho buổi biểu diễn lãng mạn và độc đáo. Thế nhưng, Schubert lại quên không đến.

Trớ trêu thay, cô gái lại đem lòng yêu chính chàng ca sĩ, chứ không dành trái tim cho Schubert.

Nhạc sĩ Franz Peter Schubert (31 tháng 1 năm 1797 – 19 tháng 11 năm 1828) là một nhà soạn nhạc người Áo. Ông đã sáng tác 600 Lieder, 9 bản giao hưởng trong đó có bản giao hưởng nổi tiếng “Unfinished Symphony” cùng các thể loại nhạc nghi lễ, nhạc thính phòng và solo piano. Ông được biết đến với các tác phẩm có giai điệu nhẹ nhàng và du dương.

Dù Schubert có khá nhiều người bạn ngưỡng mộ các nhạc phẩm của ông (như thầy giáo của ông Antonio Salieri, và ca sĩ nổi tiếng Johann Michael Vogl), tuy nhiên âm nhạc của Schubert thời đó không được thừa nhận rộng rãi nếu không muốn nói là rất hạn chế. Schubert chưa bao giờ đảm bảo được một công việc ổn định và thường xuyên phải nhờ đến sự ủng hộ của bạn bè và gia đình trong phần lớn sự nghiệp.

Schubert mất sớm, năm 31 tuổi, do hậu quả của bệnh thương hàn là loại bệnh không chữa được thời đó. Vài thập kỷ sau khi Schubert qua đời, các tác phẩm của ông mới khẳng định được tên tuổi của mình, một phần nhờ công lao phổ biến của các nhạc sĩ cùng thời như Franz Liszt, Robert Schumann, Felix Mendelssohn.

Ngày nay, Schubert được xếp hạng là một trong số những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của những năm cuối thời kỳ cổ điển, đầu thời kỳ lãng mạn, và các tác phẩm của ông thường xuyên được trình diễn nhiều trong những năm đầu thế kỷ 19.

Serenade (Franz Schubert) – pianist Luke Faulkner

Nhạc sĩ Phạm Duy đã viết lời Việt cho bài Serenade vào thập niên 1950 với tựa đề là Dạ Khúc.

Sóng Nước Biếc (Les Flots Du Danube ) – Bản tiếng Việt của Nhạc sĩ Phạm Đình Chương


Một giòng sông sâu cuồn cuộn sóng trôi về nơi đâu
Gió đưa buồm nâu mang tâm hồn vào cõi u-sầu
Một vầng trăng nhô rung mình dưới muôn đợt sóng vỗ
Lá hai hàng cây khô đang gieo mình vào cõi mơ-hồ

Sóng lớp lớp, sóng lớp lớp, sóng đem nguồn vui
Đang chơi-vơi, đang chơi vơi, sóng lan mọi nơi
Khi đau thương, khi yêu đương, thiết tha vô-vàn
Sóng dâng trong lòng ta mơ màng

Sóng lớp lớp, sóng lớp lớp, sóng đem nguồn vui
Đang chơi vơi, đang chơi vơi, sóng lan mọi nơi
Khi đau thương, khi yêu đương, thiết tha vô vàn
Sóng dâng trong lòng ta mơ màng

Yêu nàng thiếu nữ ven sông chèo đò
Yêu vì đôi mắt em không hoen mờ
Cho lòng du khách bâng khuâng mong chờ
Cho giòng sông xanh lại trôi lững lờ

Yêu nàng thiếu nữ ven sông chèo đò
Yêu vì đôi mắt em không hoen mờ
Cho lòng du khách bâng khuâng mong chờ
Cho giòng sông xanh lại trôi lững lờ

Sóng đang về
Sóng tràn trề
Sóng dâng tình chứa chan còn vang câu thề
Sóng vui mừng, hát vang lừng đón đưa đôi ta tưng bừng

Rồi tình chưa phai sao vội tới thương biệt ly
Bến xưa gặp nhau nay ai ngờ là bến ly tan
Lệ sầu tuôn rơi pha hoà sóng mong tìm ai
Tháng năm dần trôi em trông chờ mà chẳng thấy ai về

Ngày vui đã qua, bờ sông riêng có ta đứng nhìn sóng tuôn về phương trời xa mịt mờ
Xót xa, chiều nay ta tới đây để thấy trên giòng sông duyên tình tàn phai

Bản nhạc này đã được giới yêu nhạc ngoại quốc tại Việt Nam biết tới với tựa tiếng Pháp Flots du Danube, và tới cuối thập niên 1950 đã được nhạc sĩ Phạm Đình Chương đặt lời Việt với tựa Sóng Nước Biếc.

Sóng Nước Biếc – Thanh Lan
Sóng Nước Biếc – Acoustic KHOÁ SOL

Trích từ Hoài Nam:

Tác giả của bản valse này là Iosif Ivanovici, một nhà soạn nhạc kiêm trưởng ban nhạc nổi tiếng của Romania (Lỗ-mã-ni). Ông sinh năm 1845 và mất năm 1902.

Ivanovici tự học nhạc từ nhỏ, khởi đầu với cây sáo được tặng làm quà sinh nhật. Sau khi gia nhập Trung Đoàn 6 Lục Quân, ông học thổi kèn clarinet. Tuy tự mò mẫm nhưng nhờ có khiếu, Ivanovici đã trở thành tay kèn số 1 của Trung Đoàn. Từ đó, ông đã được nhạc sư Emil Lehr, một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của hậu bán thế kỷ 19, chỉ dạy thêm.

Sau khi xuất ngũ, Ivanovici thành lập một ban nhạc để đi lưu diễn khắp nơi. Năm 1900, Ivanovici được trao chức vụ Trưởng ngành Quân nhạc Romania, và giữ chức vụ này cho tới khi qua đời.

Mặc dù sự nghiệp của Ivanovici gồm trên 350 nhạc khúc viết cho các điệu vũ, được 6 nhà xuất bản trên thế giới ấn hành, nhưng chỉ cần một bản Waves of the Danube cũng đã đủ để ông lưu danh kim cổ.

Với người yêu nhạc, một khi nhắc tới Blue Danube, không thể không nhắc tới Waves of the Danube; đến nỗi không ít người đã lầm tưởng hai sáng tác này là của cùng một tác giả (Johann Strauss)!

Johann Strauss và Iosif Ivanovici – một người ở đầu sông, một người ở cuối sông, cùng viết về một dòng sông – dòng sông đã gắn liền với sự hình thành và lịch sử thăng trầm của hàng chục quốc gia Âu Châu, đã ăn sâu vào tâm tư tình cảm của bao thế hệ – dòng sông mà Nã-phá-luân đệ Nhất đã xưng tụng là “vua của các dòng sông” (the king of rivers).

Bắt nguồn từ rừng Hắc Lâm (Black Forest) ở Đức và đổ ra biển Hắc Hải (Black Sea) qua cửa Thiết Môn (Iron Gate) ở biên giới Romania-Serbia, Danube là dòng sông giới tuyến của 10 quốc Âu châu, gồm Đức, Áo, Slovakia (trước kia thuộc Liên Bang Tiệp Khắc), Hung-gia-lợi, Croatia, Ukraine, Bảo-gia-lợi, Moldavia, Romania, và Serbia.

Với chiều dài gần 3.000 cây số, sông Danube chảy qua hàng trăm lâu đài, thành quách, tu viện, thánh đường cổ kính, 14 thành phố thơ mộng, trong đó có 4 kinh đô: Vienne (Áo), Bratislava (Slovakia), Budapest (Hung-gia-lợi), và Belgrade (Serbia).

Một trong những điểm khác biệt giữa hai bản valse nổi tiếng viết về dòng sông này là: khi chảy qua thành Vienne, dòng sông còn êm trôi cho nên nét nhạc của bản Blue Danube cũng êm đềm, dìu dặt; sau gần 2 nghìn dặm, gần tới cửa Thiết Môn ở biên giới Serbia-Romania thì cuồn cuộn sóng, cho nên tiếng nhạc của Waves of the Danube cũng réo rắt, dồn dập theo…

Waves of the Danube được xuất bản lần đầu vào năm 1880, với lời đề tặng của Ivanovici cho Emma Gebauer, vợ của nhà xuất bản nhạc Constantin Gebauer ở Bucharest, thủ đô Romania.

Năm 1886, Waves of the Danube được nhà soạn nhạc Emile Waldteufel soạn hòa âm cho dàn đại hòa tấu, và tới năm 1889 tham dự cuộc thi hành khúc (march) tại Hội chợ quốc tế Paris (Paris Exposition) với tựa tiếng Pháp Flots du Danube, đoạt giải nhất trong số 116 nhạc khúc dự tranh, và lập tức trở thành một hiện tượng tại Kinh thành Ánh sáng.

Mấy năm sau (1896), khi hãng đĩa hát Pathé của Pháp được thành lập, bản Flots du Danube dưới dạng hành khúc (march), do dàn nhạc của Vệ binh Cộng hòa Paris (Garde Républicaine de Paris) hòa tấu, đã được thu vào “đĩa 120 vòng”, là loại đĩa hát xưa nhất, trước khi có đĩa 78, 45 và 33 vòng.

Cũng trong 1896, Waves of the Danube được xuất bản tại Hoa Kỳ, và sau đó trở thành bản valse được ưa chuộng nhất tại quốc gia này, thường được gọi một cách đơn giản là “Danube Waves Waltz”.

Bước sang thế kỷ thứ 20, tới năm 1946, Danube Waves Waltz được nhà soạn nhạc Saul Chaplin cải biến phần nhạc và đặt lời với tựa “The Anniversary Song” do nam ca sĩ Al Jolson thu đĩa. Vì thế,The Anniversary Song đã được người Mỹ xem là “của riêng”, được nằm trong danh sách “di sản” tại Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ, và trở thành ca khúc không thể thiếu trong những dịp kỷ niệm ngày cưới, được hầu hết các danh ca như Bing Crosby, Rosemary Clooney, Frank Sinatra, Andy Williams… thu đĩa.

Nhân tiện cũng xin lưu ý độc giả ở Hoa Kỳ không nên lẫn lộn The Anniversary Song (mở đầu bằng câu: Oh, how we danced on the night we were wed…) với một ca khúc khác cũng của Mỹ có tựa là The Anniversary Waltz.

Anniversary Song – Pianist Giovanni Marradi

Mùa thu chết: từ thơ tới nhạc, niềm cảm hứng và sự liên tưởng thiên tài.


Trải qua mấy thập kỷ rồi nhưng nhiều thế hệ khán, thính giả yêu nhạc Việt Nam vẫn say mê thả hồn mình vào giai điệu mượt mà, thanh khiết và quyến rũ của Phạm Duy cũng như những vần thơ tình tứ và mê đắm của Bùi Giáng qua tác phẩm “Mùa Thu chết” .

Có lẽ không một ai khi nghe bài hát này không nhớ những câu ca :

…. Ta ngắt đi một chùm hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa Thu đã chết rồi….

Nhiều khán, thính giả thưởng thức bài ca bất hủ này đã không để ý tới xuất xứ kỳ lạ của nó và không hề nghĩ rằng đây chính là một minh chứng điển hình của sự kết hợp từ Thơ tới Nhạc, một sự liên kết xuyên qua không gian và thời gian của niềm cảm hứng và của sự liên tưởng thiên tài của những thế hệ tác giả sống rất cách xa nhau.

Nguyên tác ban đầu của “Mùa Thu chết” chỉ là một bài thơ ngắn mang tên L’ Adieu của nhà thơ Guillaume Apollinaire (1880 – 1918), một thi hào Pháp nổi tiếng sống vào đầu thế kỷ XX. Ông là một nhà thơ Pháp gốc Ba Lan có tên thật bằng tiếng Ba Lan là Wilhelm Albert Vladimir Apollinaris de War – Kostrowitcki, khi chuyển từ Ý về sống tại Paris đã đổi qua tên Pháp là Guillaume Apollinaire do sự kết hợp hai chữ Wilhelm và Apollinaris.

Bài thơ tuyệt tác L’Adieu của ông chỉ có năm câu như sau :

“ J’ai cueilli ce brin de bruyère
L’automne est morte souviens-t’en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t’attends”

Nhà thơ Bùi Giáng sống tại Sài Gòn trong khoảng nửa cuối thế kỷ XX đã đồng cảm tài tình với tứ thơ của đại thi hào Pháp để chuyển ngữ qua tiếng Việt thành bài thơ “Lời vĩnh biệt” đầy tính cách thơ tình Việt Nam duyên dáng như sau :

“ Ta ngắt đi một cành hoa thạch thảo
Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ chẳng tương phùng được nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian, mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé, ta vẫn chờ em đó…”

Cảm được tứ thơ của người xưa, chuyển tải tài hoa qua vần thơ tám chữ Việt Nam hết sức kiêu sa và lãng mạn, lại rất phù hợp với hơi hướng Mùa Thu hoa mộng thường được coi là mùa của chia ly và của nỗi buồn man mác lòng người, Bùi Giáng đã như truyền nguồn điện thiêng liêng gợi mở tâm hồn của Phạm Duy để người nhạc sĩ lãng mạn và đa tình này ngân rung lên giai điệu tuyệt vời da diết, khắc khoải của “Mùa Thu chết”….

Phổ thơ Bùi Giáng phóng tác Apollinaire song Phạm Duy đã nâng lên không cùng sự tưởng tượng với nỗi đau xa cách người yêu và khóc hận vì mùa Thu đã chết.

Lời của bài ca bỗng mở rộng và biến hóa như sau :

“ Ta ngắt đi một chùm hoa thạch thảo
Em nhớ cho Mùa Thu đã chết rồi…
Mùa Thu đã chết, em nhớ cho mùa Thu đã chết…
Đã chết thật rồi…
Em nhớ cho
Hai chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa
Trên cõi đời này…
… Từ nay mãi mãi không thấy nhau…
… Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo
Em nhớ cho rằng ta mãi chờ em
Mãi chờ em
Mãi chờ em
Mãi chờ
Mãi đợi….
Đợi chờ em…”

Từ bài “L’Adieu” Pháp ngữ êm đềm và truyền cảm của Guillaume Apollinaire chuyển qua thơ Việt tài tình và mê đắm của Bùi Giáng, đến bài ca “Mùa Thu chết” của Phạm Duy, tác phẩm đã có một sự “thoát xác” hoàn toàn và chuyển hóa thành một bản tình ca Việt lâm ly, tiêu biểu cho cuộc sống đô thị của miền Nam nước ta vào một thời lãng mạn song cũng còn nhiều bất trắc…

Biết được những bước đường từ Thơ tới nhạc của bài ca này chúng ta càng thêm yêu thêm quý và trân trọng sự đồng điệu của ba tâm hồn nghệ sĩ xuyên qua không gian từ Âu sang Á và xuyên suốt thời gian từ đầu tới nửa cuối thế kỷ XX.

Mỗi độ Thu về, tiết trời se lạnh, lòng dạ bâng khuâng, tâm hồn ta chợt ngân rung lên giai điệu bài ca Mùa Thu chết của Phạm Duy chúng ta hãy kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ tới hai thi sĩ Việt và Pháp đã để lại cho chúng ta những vần Thơ bất hủ “Lời vĩnh biệt”…

Sưu tầm

NHẠC LOSSLESS VÀ NHẠC LOSSY KHÁC GÌ NHAU? ĐÂU LÀ LỰA CHỌN TỐI ƯU CHO ĐIỆN THOẠI?


Hiện nay, có rất nhiều định dạng file nhạc, mỗi định dạng sẽ có dung lượng khác nhau và tất nhiên chất âm mang đến cũng không giống nhau. Điều này khiến nhiều bạn băn khoăn không biết nên chọn lưu trữ định dạng nào cho tối ưu với thiết bị của mình nhất. Chính vì vậy bài viết sau sẽ phân tích ưu nhược điểm của nhạc lossless và nhạc lossy, từ đó bạn sẽ có thêm thông tin tham khảo và đưa ra lựa chọn đúng đắn

Nhạc Lossless

Có hai khái niệm chúng ta cần đề cập tới khi nói về Lossless đó chính là Compressed (Chuẩn định dạng file nén giảm chất lượng) và Uncompressed (Chuẩn định dạng file không nén).

Lossless Uncompressed: Các file dạng này khá lớn, nó bao gồm WAV và AIFF

WAV:

Đây là định dạng file được phát triển bởi Microsoft và nó gắn liền với Windows, chính vì vậy WAV phổ biến hơn so với AIFF.

AIFF:

Được phát triển bởi Apple, File AIFF ngày càng trở nên phổ biến nhờ vào số lượng người dùng Apple đông, đặc biệt là hỗ trợ add tag giúp mọi người quản lý thông tin rõ ràng.

Lossless Compressed: Các file Lossless dạng này có dung lượng nhẹ và chất lượng tốt, bao gồm: Flac, APE, ALAC. Hiện APE ngày càng ít người dùng hơn nên ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu về Flac và ALAC.

FLAC:

Khi nhắc đến nhạc Lossless người ta thường nhớ ngay đến định dạng FLAC, điều này để chứng minh rằng nó rất phổ biến. Nếu bạn có nhiều thiết bị khác nhau thì lời khuyên là nên lưu trữ FLAC thay vì AIFF.

ALAC:

Một số người dùng chấm điểm ALAC cao hơn FLAC, nhưng thực sự cũng rất khó phân biệt cái nào nghe tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bạn là một tín đồ của nhà Táo thì dùng ALAC có lẽ là sự lựa chọn hợp lý nhất.

Nhạc Losssy

Lossy (các file nén không bảo toàn dữ liệu) hiện nay vẫn rất phổ biến vì tính gọn nhẹ, dễ chia sẻ và chất lượng vẫn phù hợp với số đông người dùng. Các định dạng file phổ biến có thể kể tới như Mp3, AAC, WMA, Vorbis,… Trong đó, 2 định dạng được dùng nhiều nhất là Mp3 và AAC.

MP3:

Có thể thấy, file MP3 vẫn là định dạng phổ biến nhất hiện nay vì tuổi đời cũng như thói quen của người dùng. Đặc biệt, sử dụng MP3 bạn có thể chia sẻ trên các trang nghe nhạc dễ dàng mà không lo vấn đề quản lý bản quyền DRM (Digital rights management). Trường hợp muốn lưu trữ bằng file Mp3, tốt nhất bạn nên chọn luôn Mp3 320kbps vì thực tế dung lượng cũng không cao hơn bao nhiêu.

AAC:

Không ít người vẫn thường nhầm lẫn giữa AAC và M4a, thực ra M4a là con của AAC. Ra đời với mục đích cải thiện chất lượng âm thanh tốt hơn so với Mp3 ở cùng một mức sample rate, đồng thời đảm bảo vấn đề bản quyền nhạc số, AAC đã chính thức thay thế cho định dạng MP3.

Vậy đâu là sự lựa chọn hợp lý?

Tùy theo nhu cầu mà các bạn hãy chọn cho mình một định dạng phù hợp. Theo kinh nghiệm của nhiều người chia sẻ, với các file lossy bạn nên chọn AAC thay vì Mp3. Còn với các file lossless, nếu sở hữu các thiết bị của Apple thì nên ưu tiên AIFF và ALAC. Tốt nhất là các bạn nên chuyển về một định dạng để đỡ mất công chuyển đổi qua lại, hãy thêm thật nhiều tag để dễ quản lý thư viện của mình.

Nếu bạn thường xuyên nghe nhạc bằng điện thoại thì M4a là lựa chọn hợp lý, tất nhiên nếu chất lượng âm thanh là hàng đầu thì cứ có file nào tốt nhất là chọn file đó.

TÌM HIỂU THÊM VỀ KHẨU ĐỘ MỞ (Aperture revisited)


APERTURE REVISITED

Rât nhiều người chơi ảnh nghiệp dư quan tâm tới hiệu ứng của việc thay đổi khẩu độ mở. VinaCamera.com có bài viết cung cấp thêm thông tin sau đây.

Khẩu độ mở (aperture) được biểu diễn bằng giá trị f/ – hay F-stop trong tiếng Anh. Giá trị f/ càng nhỏ thì khẩu độ mở càng lớn (sở dĩ như vậy vì giá trị f/ là một hệ số). Hình 1 cho thấy các giá trị f/ thường được sử dụng.

Hình 1: Khẩu độ mở biểu diễn bằng các giá trị F-stop. F càng nhỏ, khẩu độ càng lớn.

Trước tiên, ta hãy trở lại với vấn đề giá trị phơi sáng (exposure value / EV). Một bức ảnh được tạo nên bởi 3 yếu tố cơ bản là: (1) tốc độ của chập (shutter speed) – thường tính bằng phần của giây; (2) độ mở to nhỏ của lỗ điều tiết ánh sáng trên ống kính (aperture) – thường tính bằng giá trị f/ và (3) độ nhạy bắt sáng ISO của phim hay cảm biến đối với máy ảnh số. Kết hợp 3 yếu tố này lại ta được giá trị phơi sáng của một bức ảnh (xem thêm tại đây). Khẩu độ mở càng lớn thì ánh sáng lọt vào bản phim hay cảm biến càng nhiều và nếu giá trị tốc độ cửa chập và độ nhạy ISO là không đổi, khẩu độ mở càng lớn thì bức ảnh càng sáng.

Như vậy, tác dụng đầu tiên của khẩu độ mở là điều tiết ánh sáng nhiều hay ít cho một bức ảnh. Tuy nhiên, khẩu độ mở không chỉ ảnh hưởng tới mức độ sáng tối chung của ảnh mà còn ảnh hưởng tới các yếu tố khác, bao gồm:

Hình 2: Khẩu độ mở ảnh hưởng tới nhiều hiệu ứng cho bức ảnh

• Chiều sâu ảnh trường (khoảng nét giữa các chủ thể xa gần máy ảnh và điểm căn nét chính). Khẩu độ mở càng lớn (f/ càng nhỏ) thì ảnh càng có chiều sâu nét mỏng hơn. Nói cách khác, với khẩu độ mở càng lớn, các chủ thể cách điểm căn nét (trước và sau) càng có xu hướng mất nét lớn hơn. Khẩu độ mở nhỏ làm tăng chiều sâu ảnh trường, tạo điều kiện để các chủ thể xa điểm căn nét chính về phía trước và phía sau đều nét hơn. Khẩu độ mở nhỏ thường được sử dụng để chụp phong cảnh khi đòi hỏi toàn bộ bức ảnh có độ nét (tương đối) như nhau, trong khi đó, khẩu độ mở lớn thường được sử dụng để chụp chân dung hay đặc tả trong đó chỉ có người/ vật cần nêu bật mới nét còn hậu cảnh và tiền cảnh mờ để làm tăng sự nổi bật của chủ thể chính.

• Diện tích khu vực nét. Với khẩu độ mở lớn, xung quanh điểm căn nét chính (có cự ly ngang bằng với chủ thể chính tới máy ảnh) có xu hướng nhòa mờ, càng xa chủ thể căn nét chính càng mờ hơn. Ngược lại, khẩu độ mở nhỏ khiến mọi vật xung quanh điểm căn nét tăng độ nét. Như vậy, nếu chụp một nhóm người, ta cần giảm khẩu độ mở xuống (tăng giá trị f/) – lên khoảng 5.6-8 – để bảm đảm mọi người trong ảnh đều nét.

• Hiệu ứng boke (bokeh). Hiệu ứng boke là sự xuất hiện của những vòng tròng sáng nhòa xung quanh các điểm sáng ở hậu cảnh, theo thẩm mĩ thời nay, các vòng tròn sáng này càng nhòa mịn càng đẹp, tạo ánh sáng lung linh lấp lánh cho hậu cảnh. Khẩu độ mở càng lớn thì hiệu ứng boke càng lớn (tất nhiên còn tùy thuộc vào chất lượng từng loại ống kính).

• Cường độ sáng xung quanh tâm điểm. Với khẩu độ mở nhỏ, ánh sáng trên toàn bức ảnh có xu hướng điều hòa hơn (sáng như nhau ở các khu vực khác nhau). Khẩu độ mở lớn tạo sự khác biệt giữa tâm điểm của bức ảnh với khu vực xung quanh. Khi đặt ở khẩu độ mở lớn, khu vực trung tâm bức ảnh sáng hơn, trong khi đó khu vực quanh tâm điểm giảm dần ánh sáng (rất ít và phải để ý mới phát hiện được; thường rõ hơn khi chụp diện tích lớn), càng xa tâm điểm độ sáng của ảnh càng yếu hơn.

Hình 3: Khẩu độ mở thay đổi chiều sâu ảnh trường (F/16 mở tới F/1.4)

Với các ảnh hưởng này, việc điều chỉnh khẩu độ mở thực sự là một kỹ thuật khó, và càng khó hơn khi phải kết hợp với tốc độ cửa chập để tạo ra bức ảnh vừa đủ sáng, vừa có được các hiệu ứng khác mang tính nghệ thuật cho bức ảnh.

Các trường hợp thường cần khẩu độ mở lớn hơn (mở khẩu)
– Chụp trong điều kiện ánh sáng yếu
– Chụp chân dung
– Chụp đặc tả một chủ thể chính (người / vật)
– Tạo hiệu ứng xóa phông (hậu cảnh nhòa mờ)
– Tạo hiệu ứng boke
– Cần tăng tốc độ cửa chập để chống rung tay máy

Các trường hợp thường cần khẩu độ mở nhỏ hơn (khép khẩu)
– Chụp trong điều kiện ánh sáng mạnh
– Chụp nhóm người (càng nhiều người dàn hàng ngang hoặc đứng trước sau càng cần khép khẩu hơn)
– Chụp phong cảnh, kiến trúc
– Chụp tĩnh vật, quảng cáo cần mọi người/ vật đều nét

Ghi chú: Do các yêu cầu về kỹ thuật trong công nghệ sản xuất thấu kính và ống kính, ống kính có khẩu độ mở càng lớn, đặc biệt là duy trì được khẩu độ mở lớn trên toàn tiêu cự ở các ống zoom (tiêu cự thay đổi) mà vẫn cho hình ảnh đẹp thì giá thành càng cao, và càng đắt. Các ống kính có khẩu độ mở lớn luôn là niềm mơ ước của người chơi ảnh, dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp.

VinaCamera.com
2008-2010

BA YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG NHIẾP ẢNH: KHẨU ĐỘ, TỐC ĐỘ VÀ ISO


Trong nhiều trường hợp của cuộc sống, có nhiều điều cơ bản nói đi nói lại mãi mà vẫn không thừa, ví như lời khuyên đi xe máy phải cẩn thận, hay ăn uống phải giữ gìn bởi cái miệng của con người ta đâu phải cái sọt rác để mà muốn vứt cái gì vào thì vứt. Trong nhiếp ảnh, nhất là đối với những người mới làm quen với máy ảnh ống kính rời gương phản xạ KTS (Digital SLR), ba yếu tố cơ bản tạo ra giá trị phơi sáng của một bức ảnh cần được nhắc đi nhắc lại, nghe đi nghe lại đến khi nào không cần nghĩ đến chúng nữa mới thôi, đến khi nào nghe lại mà không thấy chán mặc dù có thể đã thuộc lòng đến không cần nghe thêm một từ nào nữa.

Vậy VinaCamera.com xin nói lại nhé! Bạn nào muốn nghe thì xem tiếp, bạn nào chán rồi thì cầm máy lên chụp vài kiểu cho đỡ xì-chét vì những điều “biết rồi, khổ lắm nói mãi”.

Một bức ảnh được tạo ra bởi việc cho phơi sáng (expose) bản phim hay cảm biến ra ngoài ánh sáng (có hình ảnh muốn chụp) – vậy mới gọi là phơi sáng. Mỗi lần phơi sáng có một giá trị ánh sáng duy nhất, được gọi là giá trị phơi sáng – nghe như chuyện trẻ con học bài vậy 🙂 , trong tiếng Anh gọi là EV (exposure value). EV là giá trị phơi sáng của một bức ảnh – hay của một lần bấm máy. Mỗi bức ảnh chỉ có một giá trị phơi sáng duy nhất, được tạo ra bởi 3 yếu tố: Khẩu độ mở, Tốc độ cửa chập và Độ nhạy ISO.

Thế rồi sao? EV (giá trị phơi sáng) được tạo ra bởi 3 yếu tố cơ bản.

1. KHẨU ĐỘ MỞ(Aperture):

Là độ mở to nhỏ của lỗ điều tiết ánh sáng nằm trong ống kính.

Lỗ mở càng to thì ánh sáng lọt vào càng nhiều, và ngược lại, lỗ mở càng nhỏ thì ánh sáng lọt vào càng ít. Khả năng có thể mở to đến đâu của cái lỗ này phụ thuộc vào từng ống kính nhất định. Ống kính càng mở được to thì… đầu tiên là càng đắt tiền, và càng tạo cho nhiếp ảnh gia khả năng hoạt động linh hoạt hơn trong sáng tạo.

Để tính độ mở của lỗ điều tiết ánh sáng này (gọi là aperture trong tiếng Anh, và viết tắt là A), người ta dùng đơn vị gọi là f/stop – hay trong tiếng Việt gọi là “khẩu” cho nó ngắn gọn. Do đây là một đơn vị tính bằng hệ số, nên giá trị f/stop càng nhỏ (ví dụ f/1) thì lỗ mở càng lớn, còn giá trị f càng lớn, thì lỗ khép lại càng nhỏ (ví dụ f/22). Việc mở to lỗ ánh sáng ra – để nhiều ánh sáng lọt vào bản phim hay cảm biến quang – thường được gọi là “mở khẩu”, và thu nhỏ lỗ ánh sáng – để lượng ánh sáng đi qua lỗ vào phim/cảm biến giảm đi – được gọi là “khép khẩu”, hay “đóng khẩu”. Mở khẩu là giảm giá trị f/stop, khép/đóng khẩu là tăng giá trị f (Quả là lẩn thà, lẩn thẩn!). Giá trị f/stop của một ống kính ngày nay có thể nhỏ bằng 1 (f/1) hay thậm chí bằng 0.95 (f/0.95), tức là cái lỗ ấy cực cực lớn, nhưng chỉ đối với các loại ống kính sản xuất đặc biệt. Với các ống kính thông thường, kể cả chuyên nghiệp, khẩu mở tối đa thường chỉ ở f/2.8, đôi khi lớn tới f/2, f/1.8 hoặc f/1.4. Khẩu khép tối đa của một ống kính thường là f/22 hoặc f/32, đôi khi là f/64.

Các khẩu độ mở truyền thống của ống kính gồm (từ mở khẩu lớn tới nhỏ dần): f/1.4 – f/2 – f/2.8 – f/4 – f/5.6 – f/8 – f/11 – f/16 – f/22 – f32. Khoảng cách giữa khẩu nọ tới khẩu kế tiếp kia có giá trị bằng 1 stop, tức bằng 1 khẩu. Điều này có nghĩa là nếu đang ở f/1.4 khép/đóng khẩu vào f/2 là giảm đi 1 khẩu (với lượng ánh sáng giảm đi một nửa so với khẩu trước đó là f/1.4), từ f/2 khép vào f/2.8 lại giảm đi một khẩu nữa (lượng ánh sáng lại giảm đi 1 nửa so với f/2), f/2.8 khép xuống f/4, lại giảm đi một khẩu nữa (nửa lượng sáng của khẩu f/2.8 trước đó). Mỗi lần giảm như vậy gọi là giảm 1 khẩu. Từ f/1.4 khép xuống f/4 tức là giảm đi 3 khẩu. Cũng như vậy, nếu từ f/16 mở khẩu ra thành f/4 là tăng lên 4 khẩu. Giá trị giữa các mốc truyền thống từ f/1.4 đến f/32 như nêu trên đều hơn kém nhau 1 khẩu. “Khẩu” là đơn vị thống nhất để điều chỉnh và cả bàn luận về khẩu độ mở của ống kính và của một bức ảnh. Sau này, nhất là từ thời đại ảnh kỹ thuật số, máy ảnh kết hợp với các ống kính hiện đại hơn cho phép điều chỉnh tăng giảm với giá trị nửa hoặc một phần ba khẩu, ví dụ từ f/1.4 => f/1.6 => f/1.8 => f/2, giúp cho việc điều chỉnh khẩu độ mở có độ chính xác cao hơn (Từ f/1.4 đến f/2 là một khẩu, và f/1.4 đến f/1.6 là 1/3 khẩu).

Công năng của ống kính: Mỗi ống kính có giới hạn nhất định về khả năng mở khẩu và khép khẩu tối đa. Các ống kính cao cấp và đắt tiền cho phép mở khẩu rất lớn, giúp lượng ánh sáng vào ảnh lớn hơn, vì thế có thể chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn. Trên ống kính, giá trị khẩu độ mở thường được biểu diễn bằng các con số như 1:1.4 hay 1:3.5 (tức khả năng mở khẩu tối đa là f/1.4 hay f/3.5). Với các ống zoom (có khả năng thay đổi chiều dài tiêu cự giúp chụp xa gần hiệu quả) cũng có loại có khả năng mở khẩu tối đa và không đổi suốt dọc chiều dài tiêu cự, ví dụ ống Nikon 70-200mm f/2.8 có khả năng mở khẩu rộng f/2.8 cả ở tiêu cự 70mm cũng như ở tiêu cự dài hơn gấp gần 3 lần là 200mm. Các ống như vậy thường có giá thành và giá bán cao hơn rất nhiều so với các ống kính có khẩu độ mở tối đa thay đổi theo chiều dài tiêu cự, như ống Nikon 18-135mm f/3.5-5.6 chỉ có thể mở rộng khẩu ở f/3.5 ở tiêu cự 18mm, còn khi kéo tiêu cự (kéo zoom) ra 135mm, ống chỉ cho phép mở khẩu tối đa ở f/5.6, tương đối hẹp và kém giá trị khi chụp với tiêu cự 135mm trong điều kiện thiếu sáng, và vì vậy, các loại ống có khẩu mở tối đa thay đổi theo chiều dài tiêu cự này có giá thành rẻ hơn (hay được định giá là rẻ hơn!).

Các tác dụng và hiệu ứng liên quan tới khẩu độ mở:

– Dĩ nhiên, khẩu độ mở có tác dụng điều tiết ánh sáng nhiều hay ít cho một bức ảnh. Mở khẩu càng lớn (chỉ số f/ càng nhỏ) thì càng nhiều ánh sáng, khép khẩu các nhỏ (chỉ số f/ càng lớn) thì càng ít ánh sáng vào ảnh. Tuy nhiên, kèm theo việc điều tiết ánh sáng, đóng mở khẩu độ ống kính còn có các hiệu ứng khác về quang học dưới đây.

– Khẩu độ mở càng lớn thì chiều sâu ảnh trường (depth of filed hay DOF) càng mỏng (***), và khép khẩu càng nhỏ thì chiều sâu ảnh trường càng dày, ảnh càng nét ở mọi khu vực trên bức ảnh.

– Mở khẩu lớn, do chiều sâu ảnh trường mỏng, sẽ làm các khu vực ngoài khu vực căn nét chính bị nhòa mờ (cả các chủ thể phụ trước và sau chủ thể chính), cũng như các chủ thể phụ nằm ngang hàng với chủ thể chính nhưng ở rìa của khuôn hình.

– Khẩu mở lớn, rìa của ảnh có thể có các hiệu ứng tối dần, nhất là độ tối có thể dễ quan sát được ở các góc và mép ảnh gọi là hiện tượng tối góc/ mép ảnh (vignetting).

– Nhiếp ảnh gia đóng mở khẩu độ mở của ống kính, ngoài tác dụng tăng giảm lượng ánh sáng cho ảnh, còn có tác dụng tạo hoặc triệt tiêu các hiệu ứng nét dày/mỏng, tối góc ảnh hay sáng đều trên ảnh, cũng như tạo các vòng tròn sáng mịn và mờ ở hậu ảnh của bức ảnh – gọi là bokeh (đọc là bô-kê) và thường được vận dụng làm các công cụ giúp nhiếp ảnh gia đạt được mong muốn về độ nét, ánh sáng giữa các vùng trên ảnh, tạo giá trị nghệ thuật cho bức ảnh, ví dụ như chụp chân dung, để thu hút chú ý của người xem ảnh vào chủ thể chính được chụp (người, vật), nhiếp ảnh gia thường mong muốn mở khẩu tối đa để làm nhòa mờ các vùng ngoài, trước/ sau chủ thế.

2. TỐC ĐỘ CỬA CHẬP (Shutter Speed):

Là tốc độ đóng mở của tấm chắn sáng giữa lỗ điều tiết ánh sáng trong ống kính và bản phim hay cảm biến ảnh số.

Nếu bạn đọc những điều nêu trên về khẩu độ mở của ống kính đã thấy tương đối phức tạp, thì công nghệ máy ảnh còn phức tạp hơn nhiều do khẩu độ mở không phải là yếu tố duy nhất điều chỉnh ánh sáng cho ảnh. Ngoài việc điều tiết ánh sáng bằng khẩu độ mở, máy ảnh SLR/DSLR còn có một tấm chắn giữa ống kính và bản phim/ cảm biến ảnh số để ngăn ánh sáng. Tấm chắn này được gọi là cửa chập (hay shutter trong tiếng Anh) có tác dụng mở ra rồi đóng vào như cũ để khống chế thời gian phơi sáng của phim hay cảm biến số. Tốc độ mở rồi đóng lại của tấm chắn này thường vô cùng nhanh và được tính bằng một phần của giây (có thể là phần chục, phần trăm hay phần nghìn của giây). Cũng do mở rồi lại đóng ngay lại nên tấm này được gọi là cửa chập. Ở vị trí không chụp bình thường, của này luôn đóng để ngăn ánh sáng không xuyên tới phim hay cảm biến số.

Khi nhiếp ảnh gia bấm chụp một kiểu ảnh, tấm chắn sáng này – tức cửa chập – mở ra (rất nhanh) rồi lại đóng ngay lại (cũng rất nhanh), vì vậy chỉ cho phép phim hay cảm biến số tiếp xúc với ánh sáng trong một khoảnh khắc cực ngắn. Thời gian ngắn ngủi này được gọi là thời gian phơi sáng (tiếp xúc với ánh sáng) của một bức ảnh.

Các giá trị tốc độ cửa chập thường thấy (được tính bằng giây và phần của giây – tiếng Anh giây là second và viết tắt là s): 1s, 1/2s, 1/4s, 1/8s, 1/15s, 1/30s, 1/60s, 1/125s, 1/250s, 1/500s, 1/1000s, v.v… Ở đây có thể dễ dàng nhận thấy các mốc tính được cách nhau một khoảng (xấp xỉ) gấp đôi, hoặc chia đôi.

Điều thú vị và cả đáng kinh ngạc là các nhà chế tạo máy ảnh đã tính toán sao cho giá trị phơi sáng (EV) giữa các giá trị tăng giảm cửa chập theo cách nhân đôi hoặc chi đôi thời gian ĐÚNG BẰNG giá trị tăng giảm giữa các khẩu độ mở của ống kính, tức là chênh nhau 1 khẩu độ (xét về giá trị ánh sáng). Và vì vậy, khi tính giá trị ánh sáng được điều tiết (hay khống chế) bởi tốc độ cửa chập, người ta cũng tính bằng đơn vị khẩu (stop). Nếu tốc độ cửa chập tăng lên gấp đôi (tức một khẩu) thì lượng ánh sáng tiếp xúc với bản phim/ cảm biến số giảm đi một nửa (tức giảm 1 khẩu), và nếu tốc độ của chập giảm đi một nửa (tức một khẩu), giá trị ánh sáng sẽ tăng lên gấp đôi (tức tăng 1 khẩu).

Ngoài tác dụng điều tiết lượng ánh sáng để tạo phơi sáng phù hợp cho bức ảnh, tốc độ cửa chập còn là công cụ để tạo ra các hiệu ứng về mặt thời gian cho bức ảnh. Nếu muốn “bắt chết” một khoảnh khắc của một chủ thể đang chuyển động, một giá trị tốc độ của chập cao sẽ giúp nhiếp ảnh gia làm được điều này vì trong khoảnh khắc vô cùng ngắn ngủi của chập mở ra rồi đóng ngay lại với tốc độ hết sức cao/nhanh (ví dụ 1/1250s), sự di chuyển của chủ thể sẽ là không đáng kể và hình ảnh sẽ được “dừng lại” trong khuôn hình của nhiếp ảnh gia. Ngược lại, khi muốn ghi nhận các chuyển động với tính chất thời gian (ví dụ như tia sáng của pháo hoa từ lúc đạn pháo hoa ra khỏi nòng súng tới lúc bay lên cao và nổ bung với những ánh sáng đủ màu), nhiếp ảnh gia có thể điều chỉnh cho tốc độ của chập (mở/đóng) chậm hơn nhiều (ví dụ 1/2s, 1s, hay 3s) để toàn bộ “vết” pháo hoa được ghi lại trong khuôn hình.

Tốc độ cửa chập tạo ra các ảnh hưởng lớn trên ảnh đối với các chủ thể chuyển động, cũng như việc cầm máy không chắc, để run tay khi chụp. Ảnh chụp run tay với thời gian của chập mở ra lâu (tốc độ cửa chập mở/đóng chậm) sẽ làm hình ảnh bị nhòa vào nhau (mong muốn hay không mong muốn). Hiểu và sử dụng có chủ đích tốc độ cửa chập cũng sẽ giúp nhiếp ảnh gia chủ động tạo ra các hiệu ứng nghệ thuật trên bức ảnh.

3. ĐỘ NHẠY BẮT SÁNG (ISO):

Là độ nhạy bắt ánh sáng của bản phim hay cảm biến ảnh số.

Công nghệ máy ảnh không chỉ dừng lại ở 2 yếu tố cơ bản đầu tiên là khẩu độ mở và cửa chập, mà còn càng trở nên phức tạp với khái niệm độ nhạy của bản phim (ngày nay được thay thế bằng cảm biến ảnh số trên máy ảnh DSLR).

Để hình ảnh được ghi lại trên phim, bản phim cần có khá năng bắt ánh sáng và chuyển hóa tất cả thành các giá trị nhất định (về hóa học) để khi đem tráng phim và rửa ảnh sẽ tạo ra độ sáng tối (đen/trắng) và màu sắc (phim màu) của hình ảnh. Tương tự như vậy, cảm biến ảnh số ngày nay cũng có khả năng ghi nhận ánh sáng và màu sắc , chỉ khác là sẽ chuyển thành các giá trị số hóa để ghi lại hình ảnh.

Độ nhạy bắt sáng của bản phim hay cảm biến ảnh số có khả năng giúp nhiếp ảnh gia điều tiết phơi sáng của một bức ảnh. Độ nhạy này được tính bằng giá trị ISO (trước đây là ASA hoặc DIN đều cùng như nhau). ISO càng cao thì độ nhạy (khả năng bắt sáng nhanh) càng cao, giúp cho việc tăng tốc độ cửa chập lên cao (tức giảm thời gian phơi sáng) với giá trị lớn hơn, giúp cho việc chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng yếu hiệu quả hơn.

Các giá trị ISO thường được sử dụng là: ISO 100, ISO 200, ISO 400, ISO 800, ISO 1600, ISO 3200, ISO 6400, …

Ở đây lặp lại điều thú vị như trên: Giá trị ISO đã được tính toán sao cho tương đương với việc tăng lượng ánh sáng lên gấp đôi hoặc giảm lượng ánh sáng xuống còn một nửa của các giá trị kế tiếp. Vì vậy, việc điều chỉnh tăng giảm ISO cũng có thể được tính theo đơn vị khẩu. ISO 200 so với ISO 100 chênh nhau 1 khẩu, ISO 800 sẽ sáng hơn ISO 200 là 2 khẩu, v.v…

Một điều lưu ý duy nhất khi điều chỉnh ánh sáng cho ảnh dựa vào ISO là: Do công nghệ chế tạo, ISO càng lớn có ưu điểm bắt sáng càng nhạy nhưng lại gây ra càng nhiều nhiễu (noise) cho hình ảnh ghi nhận, cả ở phim và cảm biến ảnh số (ở phim là do để bắt sáng nhạy hơn thì các hạt hóa chất phải to hơn, ở cảm biến ảnh số do tốc độ bắt sáng lớn hơn thì càng bị “rơi vãi” nhiều “hạt ánh sáng hơn” – đó là VinaCamera.com xin tạm diễn đạt nôm na như vậy, xin các bạn đừng bắt bẻ về khoa học 🙂 . Chính vì điều này, trong các trường hợp chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng, sau khi đã tăng hết khả năng mở khẩu và giảm tốc độ tới ngưỡng cho phép, nhiếp ảnh gia mới phải nhờ cậy tới khả năng tăng ISO – với việc hiểu rằng ISO cao ảnh có khả năng càng bị nhiễu cao, làm giảm chất lượng ảnh, nhất là khi muốn phóng to hình ảnh sau này. ISO là yếu tố cuối cùng nhiếp ảnh gia phải vận dụng để tăng độ sáng của ảnh. Ghi chú: Với công nghệ hiện nay, các nhà chế tạo ngày càng cho ra đời nhiều cảm biến ảnh số (photo sensor) có độ nhiễu thấp ở ISO cao. Để biết được “khả năng chịu đựng” nhiễu của một máy ảnh cụ thể, các bạn cần thử nghiệm ở các ISO khác nhau và chịu khó đọc các đánh giá của giới chuyên nghiệp, từ đó sử dụng phù hợp và tự tin với yếu tố độ nhạy ISO trên máy ảnh của mình.

4. TƯƠNG TÁC GIỮA KHẨU ĐỘ MỞ – TỐC ĐỘ CỬA CHẬP – ISO

Tăng tăng, giảm giảm – tăng giảm, giảm tăng. Câu chuyện về 3 yếu tố cơ bản dường như chỉ là câu chuyện dài xoay quanh việc tăng và giảm các yếu tố này để tạo ra một bức ảnh có ánh sáng đẹp và chất lượng cao. Còn việc tăng giảm thế nào, cái nào và khi nào nên cao, khi nào nên thấp phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm, con mắt nhà nghề và tay máy, cũng như các thủ pháp nghệ thuật với sự sáng tạo không giới hạn của nhiếp ảnh gia.

Tuy vậy, VinaCamera.com cũng xin chỉ ra một vài mối quan hệ và hiệu ứng cơ bản trong cái guồng tăng giảm này như sau.

– Một bức ảnh, dù đẹp hay xấu, chỉ có một giá trị phơi sáng DUY NHẤT, hy vọng là giá trị tối ưu nhất với ý đồ thể hiện hình ảnh của người chụp. Để tạo ra một giá trị phơi sáng nhất định (mà bạn cho là phù hợp), bạn sẽ phải tăng giảm 3 yếu tố cơ bản phù hợp trong từng tình huống và mong muốn cụ thể. Nếu mong muốn giá trị phơi sáng là không đổi, tăng yếu tố này sẽ phải giảm yếu tố kia để ảnh không quá sáng và không quá tối.

– Điều may mắn là các yếu tố trên đều được tính toán với một đơn vị thống nhất là “khẩu”: Tăng một khẩu của yếu tố này sẽ phải giảm một khẩu của yếu tố kia để giá trị phơi sáng là không đổi – tức giữ nguyên độ sáng của bức ảnh.

VinaCamera.com
2008-2010

KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG NHIẾP ẢNH VÀ ẢNH KỸ THUẬT SỐ


Trong bài viết này, VinaCamera.com giới thiệu các khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh và ảnh số (Basic concepts in photography and digital photography). Bài viết sẽ thường xuyên được bổ sung và cập nhật. Để các bạn tiện theo dõi trên máy ảnh số hiện chưa được Việt hóa, VinaCamera.com sẽ giải thích kèm các thuật ngữ tiếng Anh.

Cửa chập (shutter):
Là mành chắn được đóng mở cho phép ánh sáng lọt qua để đi tới phim hay bộ cảm biến khi bấm máy chụp. Khoảng thời gian mành mở để ánh sáng lọt (qua mành) vào phim hay bộ cảm biến nhận ánh sáng đối với máy ảnh số – cũng chính là thời gian phơi sáng của phim hay bộ cảm biến (exposure time) – được điều chỉnh bởi tốc độ cửa chập (shutter speed) và thường được tính bằng giây và phần của giây, ví dụ 1 giây, 1/60 (một phần 60 của giây), 1/3200 (một phần 3200 của giây). Tốc độ cửa chập càng nhanh cho phép chụp được các đối tượng di chuyển nhanh mà không bị nhòe hình do “dừng” được hình ảnh trong một khoảnh khắc rất nhỏ, ví dụ để “dừng” được chuyển động của một con chim đang bay, tốc độ cửa chập phải đạt được tối thiểu từ 1/1250 đến 1/1600 giây mới đảm bảo không bị nhòe. Tốc độ cửa chập càng nhanh đòi hỏi ánh sáng càng mạnh mới đảm bảo ảnh không bị quá tối.

Khẩu độ mở (apature):
Là lỗ lọt sáng nằm trên ống kính của máy ảnh. Độ to nhỏ của khẩu độ được điều chỉnh bằng thông số f (f-number), ví dụ f/2.8 hay f/32, và phụ thuộc khả năng của ống kính. Các khẩu độ phổ biến gồm f/1.4, f/2, f/2.8, f/4, f/5.6, f/8, f/11, f/16, and f/22. Lưu ý: thông số f này càng nhỏ thì độ mở của lỗ lọt sáng càng lớn, ví dụ f/5.6 cho lỗ lọt sáng lớn hơn so với f/8, như vậy, f/5.6 cho nhiều ánh sáng lọt qua hơn so với f/8 – đây là cánh tính hay làm nhiều người nhầm lẫn về khẩu độ mở. Các ống kính càng tốt (và càng đắt tiền do đòi hỏi công nghệ sản xuất cao hơn) cho phép mở khẩu độ càng to, hiện nay hãng Leica đã sản xuất ống kính thông thường với độ mở lên tới f/0.95. Khẩu độ mở to (thông số f nhỏ) cho phép ánh sáng lọt vào phim nay bộ cảm biến nhiều hơn, tạo khả năng tăng tốc độ cửa chập (shutter speed) giúp đảm bảo hình không bị nhòe (do rung tay hay vật chuyển động), nhất là trong các môi trường ánh sáng yếu mà vẫn bảo đảm ánh sáng của ảnh. Tuy nhiên, khẩu độ mở còn chi phối chiều sâu của ảnh (depth of field): Khẩu độ mở càng to càng làm giảm chiều sâu của ảnh.

Căn nét / lấy nét (focus):
Điều chỉnh ống kính (nhiều khi là cả vị trí của máy ảnh) để căn chỉnh tạo hình ảnh sắc nét trên phim hay bộ cảm biến. Ở một số máy ảnh, khi điều chỉnh, vị trí của phim hay bộ cảm biển cũng di chuyển để tạo độ nét. Lưu ý: có nhiều người còn gọi việc này là “canh nét”.

Tiêu điểm (focal point):
Là điểm trên trục quang học (của ống kính) ở đó các tia sáng (sau khi đã đi qua các thấu kính) tạo thành hình ảnh sắc nét của đối tượng được chụp ảnh. Việc điều chỉnh ống kính (và vị trí của máy ảnh) để hình ảnh sắc nét nằm trên phim hay bộ cảm biến gọi là lấy/căn/canh nét.

Tiêu cự (focal length):
Khoảng cách giữa bề mặt của phim (hay bộ cảm biến nhận sáng ở máy ảnh số) tới trung tâm quang học của ống kính (gồm hệ thấu kính). Tiêu cự thường được tính bằng milimet (mm) và được ghi trên ống kính. Đối với định dạng phim (kích cỡ cảm biến toàn khổ) 35mm, tiêu cự ở 50mm được coi là tiêu chuẩn (normal, thường được đọc là nóc-man – ở tiêu cự này hình ảnh qua ống kính sát thực với hình ảnh nhìn thông thường qua mắt người nhất, và cho độ chính xác cao nhất). Các tiêu cự ngắn hơn 50mm được gọi là góc rộng (wide) và các tiêu cự dài hơn 50mm có thể được gọi là lớn hay tê-lê (tele). Ở cùng một khoảng cách giữa máy ảnh và đối tượng cần chụp, ống kính góc rộng cho hình ảnh rộng hơn (phù hợp với chụp một nhóm người hay toàn cảnh trong nhà, v.v…) còn ống tele giúp chụp được đối tượng to hơn trong ảnh. Ghi chú: Việc sản xuất các ống tele có khẩu độ mở lớn (f-number nhỏ) đòi hỏi kỹ thuật cao, nên các ống kính này rất đắt).

Ống phóng và ống cố định (zoom lens & fixed lens):
Các ống kính có khả năng thay đổi tiêu cự gần xa được gọi là các ống zoom. Các ống chỉ có một tiêu cự duy nhất gọi là ống cố định (fixed lens / prime lens). Các chỉ số này thường được ghi trên trên ống kính hoặc trên thân máy (máy liền ống kính) với chỉ số tiêu cự nhỏ nhất tới lớn nhất kèm ký hiệu X (đọc là nhân), ví dụ 17-50mm, 18-135mm hay 12x. Ghi chú: Thuật ngữ tiếng Việt “phóng” và “cố định” ở đây chỉ được dùng để giải thích; trên thực tế ở Việt Nam, người chơi ảnh thường sử dụng thuật ngữ vay mượn trong tiếng Anh và gọi là ống zoom (đọc là dum) và ống fixed (đọc là phích).

Tỷ lệ phóng quang học và kỹ thuật số (optical zoom & digital zoom):
Tỷ lệ phóng quang học (optical zoom) là khả năng phóng to hay thu nhỏ hình ảnh đối tượng được chụp ở cùng một khoảng cách từ máy ảnh tới đối tượng trên ảnh chụp được tạo ra qua điều chỉnh ống kính (hệ thống thấu kính bên trong ống kính). Đối với các máy ảnh số, việc phóng to thu nhỏ này còn có thể được thực hiện bằng cách sử dụng tính năng zoom kỹ thuật số (digital zoom) để phóng to một phần hình ảnh thu nhận được qua ống kính sao cho bằng với kích thước toàn bộ của khuôn hình. Tưởng tượng đơn giản, bạn có một hình to bằng khổ giấy A4, bạn cắt lấy một góc phần tư của ảnh và đem ra hàng photocopy phóng to lên gấp 4 lần sẽ được một hình to bằng khổ giấy A4 với những chi tiết đã chọn to hơn trước gấp 4 lần. Việc phóng to như vậy thường làm giảm chi tiết và chất lượng của ảnh. Việc làm này cũng có thể thực hiện trên máy tính mà không cần tính năng zoom số của máy ảnh. Vì vậy, khi mua máy ảnh, người ta thường quan tâm tới tỷ lệ phóng to quang học hơn là phóng to kỹ thuật số. Ghi chú: Cũng như trên, các thuật ngữ phóng to thu nhỏ ở đây được dùng chủ yếu để giải thích, trên thực tế ở Việt Nam, phần lớn mọi người đều sử dụng từ vay mượn là “zoom” với các cách nói như “dum” ra, “dum” vào hay “dum” to, “dum” nhỏ.

Chế độ căn nét (focus mode):
Chế độ điều chỉnh ống kinh để căn nét cho hình ảnh. Thông thường có hai loại là căn nét thủ công bằng tay (manual focus) hoặc căn nét tự động (auto focus). Ở chế độ căn nét tự động, nhiều hãng máy ảnh còn phân biệt giữa căn nét cho các vật đứng im và các vật chuyển động.

Chiều sâu ảnh trường (depth of field – DOF):
Đối với một số trường hợp, do sử dụng ống kính hay khoảng cách giữa các đối tượng được chụp, khi căn nét một đối tượng thì các đối tượng khác ở trước và sau đối tượng căn nét bị nhòe đi, những trường hợp như vậy sẽ cho hình ảnh gọi là nông về chiều sâu của ảnh; trong những trường hợp khác, các đối tượng trước và sau đối tượng được căn nét vẫn tương đối nét hoặc thậm chí có độ nét ngang bằng với đối tượng căn nét. Trong các trường hợp trình bày sau này, ảnh có chiều sâu lớn hơn. Hiệu ứng này được tạo ra bởi nhiều yếu tố khác nhau bao gồm tiêu cự (focal lengh), khẩu độ mở ống kính (f-number), cự ly chụp (khoảng cách từ máy ảnh tới đối tượng chụp). Khẩu độ mở càng lớn, tiêu cự càng dài và cự ly chụp càng ngắn thì chiều sâu của ảnh càng giảm, và ngược lại. So với ống kính tiêu chuẩn (normal lens), ống góc rộng cho chiều sâu ảnh lớn hơn nếu đặt ở khẩu độ mở (f-number) như nhau, còn các ống tele sẽ cho chiều sâu nông hơn.

Đây là một khái niệm quan trọng trong nhiếp ảnh, nhất là trong việc tạo tính nghệ thuật cho một bức ảnh. Một cách đơn giản hơn để hiểu khái niệm này là khoảng cách giữa các đối tượng (đối tượng lấy nét, đối tượng trước và sau đối tượng lấy nét) có độ nét chấp nhận được trong một bức ảnh. Khoảng cách này càng xa thì ảnh càng có chiều sâu. Ảnh phong cảnh thường có chiều sâu lớn để mọi vật đều nét (nhìn rõ chi tiết), ảnh chân dung thường có chiều sâu nông để người xem tập trung vào người được chụp (hay khuôn mặt) hơn là các cảnh vật xung quanh (thường nhòe đi để không gây chú ý cho người xem).

Bô-kê (bokeh / boke):
Bô-kê là một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Nhật có nghĩa là “nhòa mờ” (blur), được sử dụng trong nhiếp ảnh ngày nay để mô tả hiện tượng nhòa mờ nhưng mịn của vùng xung quanh điểm được căn nét trong khuôn hình một bức ảnh có chiều sâu ảnh trường nông do hiệu ứng của ống kính tạo ra. Bô-kê tạo cho người xem cảm giác mịn màng dễ chịu ở vùng xung quanh điểm lấy nét và thường được sử dụng để tạo tính nghệ thuật trong nhiếp ảnh. Đây là khái niệm khó đo lường và thường được đánh giá bằng mắt thường. Chất lượng bô-kê có thể được đánh giá bằng các vòng tròn ánh sáng nhòa mờ, mịn và phân bố ánh sáng đều (hơn là chỉ tập trung sáng ở đường viền của mỗi hình tròn) xung quanh các điểm sáng ngoài vùng nét trong bức ảnh. Các ống kính có nhiều mảnh thép tạo lỗ lọt sáng (apature) hoặc các mảnh này cắt cong sẽ tạo được hiệu ứng các hình tròn mờ mịn tốt hơn và cho chất lượng bô-kê đẹp hơn. Các ống kính có khẩu độ mở lớn hơn (f-number nhỏ hơn) có khả năng giảm chiều sâu và tạo bô-kê đẹp hơn.

ISO (International Organization for Standardization):
Đơn vị tính độ nhạy của phim hay của bộ cảm biến nhận ánh sáng ở máy ảnh số do Tổ chức tiêu chuẩn thế giới qui chuẩn. Độ nhạy ISO ở các máy ảnh số thường được tính từ 80 tới 25000 và càng ngày càng cao hơn. Đối với phim nhựa truyền thống, độ nhạy được qui định ở loại phim, ví dụ phim ISO100, ISO400; đối với máy ảnh số, có thể thay đổi ISO thông qua chức năng điều chỉnh ISO trên máy. Máy ảnh loại tốt cho phép điều chỉnh ISO cao hơn. Độ nhạy ISO càng lớn cho phép giảm thời gian lộ sáng (phơi sáng) – tức là tăng tốc độ cửa chập (shutter speed). Tuy nhiên, ISO càng lớn thường làm cho ảnh càng bị nhiễu (noise) nhiều hơn, khi phóng to bị rạn và sần. Trong điều kiện ảnh sáng tốt, nên để ISO thấp nhất có thể. Các cách tính khác đối với phim nhựa bao gồm ASA (American Standards Association – Hội tiêu chuẩn Hòa Kỳ) và DIN (Deutsches Institut für Normung – Viện tiêu chuẩn Đức). * Đính chính: ISO là của tổ chức độc lập có tên gọi là ISO (đọc là: / ai-xâu /), không phải là tên tắt của tổ chức như đã nêu trên. Thành thật xin lỗi quý độc giả về sự nhầm lẫn này. Liên kết tới tổ chức ISO: http://www.iso.org/iso/home/about.htm

Phơi sáng (exposure):
Một pô ảnh (gốc từ pose trong tiếng Pháp – còn gọi chệch đi là “bô”; tiếng Anh là exposure) phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Về ánh sáng, một pô ảnh là kết quả của sự kết hợp các yếu tố tốc độ cửa chập (shutter speed), khẩu độ mở (f-number) và độ nhạy ISO. Ba yếu tố này sẽ được kết hợp tăng giảm từng yếu tố theo ý muốn (và nhiều khi là ngoài ý muốn) của nhiếp ảnh gia để đạt được hiệu ứng ánh sáng tối ưu so với mong muốn cho bức ảnh. Ở cùng một tốc độ của chập, khẩu độ mở càng lớn và ISO càng cao thì ảnh càng sáng; ở cùng một khẩu độ mở, tốc độ càng chậm và ISO càng cao thì ảnh cáng sáng; ở cùng một chỉ số ISO, tốc độ cửa chập càng chậm và khẩu độ mở càng lớn thì ảnh cũng càng sáng. Để làm cho bức ảnh tối đi, bạn có thể tăng tốc độ cửa chập, giảm khẩu độ mở hoặc hạ chỉ số ISO (hoặc kết hợp cả ba). Lưu ý, tỷ lệ giữa các yếu tố tốc độ cửa chập, khẩu độ mở và ISO còn ảnh hưởng tới nhiều hiệu ứng của bức ảnh như chiều sâu ảnh trường, độ nhiễu, v.v…

Hiện tượng thiếu sáng ở góc ảnh (vignet):
Underexposure of image corners produced deliberately by shading or unintentionally by inappropriate equipment, such as unsuitable lens hood or badly designed lens. A common fault of wide-angle lenses, owing to reflection cut-off, etc. of some of the very oblique rays. May be caused in some long-focus lenses by the length of the lens barrel. Hiện tượng góc ảnh bị thiếu sáng (under-exposure) do người chụp cố ý tạo ra hoặc xuất hiện ngoài mong muốn do sử dụng các thiết bị không phù hợp như ống kinh kém chất lượng hay vành chắn ống kính (lens hood) không thích hợp. Hiện tượng này cũng thường xảy ra ở các ống kích góc rộng do một phần của chùm tia sáng qua ống kính không được phản xạ đầy đủ trên phim hay cảm biến. Nhiều nhiếp ảnh gia đã tận dụng hiện tượng này để tạo tính nghệ thuật đặc biệt cho các bức ảnh có độ tối và mờ ở góc và viền ngoài của ảnh.

Bù phơi sáng (exposure compensation):
Bù phơi sáng là một khái niệm của nhiếp ảnh kỹ thuật số. Hình ảnh được ghi nhận ở một máy ảnh KTS là kết quả của các tính toán được lập trình trước trên máy. Căn cứ vào chế độ phơi sáng (với các yếu tố tốc độ cửa chập, khẩu độ mở và ISO), máy ảnh KTS sẽ tính toán ánh sáng cho bức ảnh, ví dụ ở chế độ ưu tiên tốc độ của chập (shutter priority), sau khi được đặt ở một tốc độ nhất định, máy sẽ tính toán khẩu độ mở thích hợp (theo lập trình trên máy) để cho ra một bức ảnh có ảnh sáng tốt nhất.

Tuy nhiên, trong nhiều trường khợp khác thường như nguồn sáng phân bố không đều, hậu cảnh quá sáng hoặc quá tối ảnh hưởng tới toàn bộ cảnh chụp, máy ảnh KTS sẽ đo sáng thiếu hiệu quả, dẫn đến ảnh quá sáng hoặc quá tối. Để khắc phục điều này, người chụp có thể ghi chép lại các thông số đo sáng tự động của máy, sau đó chuyển sang chế độ cơ hoàn toàn (Manual / M) và điều chỉnh các yếu tố phơi sáng tăng giảm theo ý mình. Tuy nhiên, làm như vậy rất mất thời giờ. Cách đơn giản hơn là tận dụng chức năng bù phơi sáng có ở phần lớn các máy KTS, và ở tất cả các máy DSLR. Với chức năng này, máy vẫn đặt ở chế độ nhất định và người chụp chỉ cần điều chỉnh chỉ số bù phơi sáng (EV +/-) để làm cho bức ảnh sáng hơn hoặc tối hơn so với những tính toán đo sáng của máy. Một trong những ứng dụng phổ biến của chức năng bù phơi sáng là tăng sáng của ảnh trong điều kiện hậu cảnh quá sáng. Trong trường hợp như vậy, nguồn sáng đằng sau đối tượng muốn chụp quá sáng làm, làm cho máy bị đánh lừa, tính toán ảnh tối đi, làm đối tượng cần chụp trở nên quá tối. Để đối tượng cần chụp sáng và rõ chi tiết hơn, cần tăng bù phơi sáng (EV +).

Gói phơi sáng (exposure bracketing):
Để điều chỉnh bù phơi sáng, người chụp cần điều chỉnh phơi sáng +/- (thông thường là vừa ấn một nút “bù phơi sáng” và vặn tiến lui một bộ phận nào đó trên thân máy). Với những khoảng khắc quan trọng, nhiếp ảnh gia thường chụp một lúc 3 bức liền, một bức đúng như máy ảnh tính toán, một bức bù phơi sáng cộng (sáng hơn) và một bức bù phơi sáng trừ (tối hơn). Việc làm này gọi là gói phơi sáng (bracketing). Tuy nhiên, hiện nay, nhiều máy ảnh DSLR có chức năng gói phơi sáng tự động nhanh và tiện lợi hơn nhiều so với điều chỉnh từng bức ảnh.

Với chức năng này, nhiếp ảnh gia có thể chụp liền một lúc (thông thường) 3 bức ảnh, một bức ở chế độ ánh sáng do máy đã đo đạc, một bức ở chế độ cộng bù sáng và một bức ở chế độ trừ bù sáng (tỷ lệ cộng trừ thường ở 1/3 EV). Để sử dụng chức năng này, bạn chỉ cần vừa bấm và giữ một nút gói phơi sáng (BKT) và nhấn chụp. Máy sẽ tự động chụp liền 3 kiểu 0 +/- EV để bảo đảm cho ra một bức có ánh sáng tối ưu nhất.

Cân bằng trắng (white balance – WB):
Một chức năng của các máy ảnh (và máy quay video) kỹ thuật số giúp máy nhận biết đúng các màu sắc khác nhau qui từ màu trắng chuẩn khi cân bằng với các màu khác trong các môi trường ánh sáng khác nhau. Chức năng cân bằng trắng giúp máy nhận biết thế nào là màu trắng chuẩn để từ đó định nghĩa các màu sắc khác đúng (hay gần đúng) với mắt người nhận biết. Chức năng này còn được nhiều nhiếp ảnh gia vận dụng để tạo các hiệu ứng màu sắc mong muốn. Các chế độ mặc định thường thấy trên các máy ảnh số ngày nay là: tự động cân bằng trắng (auto), đèn dây tóc hay đèn đỏ (incandescent/tungsteng), đèn tuýp hay đèn nê-ông (fluorescent/neon), trời nắng (sunlight), trời râm (cloudy), trong bóng râm(shade), đèn ảnh (flash), hay theo nhiệt độ màu Kelvin (K).

JPEG hay JPG (đọc là: djây-péc-g):
Là định dạng ảnh nén kỹ thuật số do Hiệp hội báo chí và nhiếp ảnh qui định. Định dạng JPEG/JPG là định dạng được dùng phổ biến trên các máy ảnh kỹ thuật số và cũng là định dạng phổ biến nhất trên internet ngày nay. Ưu điểm của định dạng này là giúp tạo được hình ảnh số với kích cỡ tệp tin (file size) nhỏ. Tuy nhiên, nhược điểm chính của định dạng này là làm mất màu sắc và cả chi tiết (lossy) do phải nén nhỏ lại. Khi chụp ảnh kỹ thuật số, để bảo đảm thu nhận đầy đủ màu sắc và chi tiết lưu vào tệp ảnh, luôn luôn nên để ảnh lớn tối đa mà máy ảnh kỹ thuật số cho phép do càng nén nhỏ thì ảnh càng bị mất nhiều màu sắc và chi tiết. Tuy nhiên, nếu dung lượng thẻ nhớ không cho phép, người chụp có thể giảm kích cỡ ảnh theo nhu cầu sử dụng của mình như sử dụng để hiển thị trên máy tính hay để in ảnh. Ảnh càng lớn thì khả năng phóng to (cả trên màn hình vi tính và in ảnh trên giấy ảnh) không bị rạn vỡ chi tiết và nhòe màu càng cao. Trên hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số, các kích cỡ mặc định thường được ký hiệu L / Large (lớn), M / Medium (trung bình) và S / Small (nhỏ). Các thông số này có thể được kết hợp với Fine (mịn) và Normal (thông thường); ví dụ ảnh Medium + Fine sẽ có kích thước tệp tin lớn hơn so với Medium + Normal và cho hình ảnh đẹp hơn so với Small + Fine. Những kích thước này có giá trị thực tế như thế nào phụ thuộc loại máy ảnh và các phân chia trên từng máy ảnh. Để đánh giá đúng và đặt chế độ phù hợp, người chụp nên thử các kích cỡ mặc định trên máy, sau đó phân tích trên máy vi tính hay in thử để đặt chế độ tối ưu trong các trường hợp khác nhau.

RAW (đọc là: ro):
Định dạng ảnh thô là một định dạng tệp tin ảnh kỹ thuật số thường thấy trên các máy ảnh số DSLR. Ở định dạng RAW, ảnh không bị nén nhỏ lại sau khi đã chụp. Khi đặt ở chế độ ảnh thô (raw), máy ảnh kỹ thuật số sẽ lưu lại toàn bộ các thông số về ánh sáng và chi tiết của một kiểu ảnh (với khả năng tối đa của từng máy). Vì thế, định dạng raw cho hình ảnh giàu thông tin và chi tiết hơn, tạo khả năng chỉnh sửa tốt hơn trên các phần mềm chỉnh sửa ảnh số. Nhược điểm của định dạng raw là kích thước tệp ảnh lớn và bắt buộc phải xử lý bằng phần mềm trước khi có thể sử dụng trên internet hay đem in ảnh. Với định dạng raw, tất nhiên người chơi ảnh phải biết thêm cách sử dụng các phần mềm chỉnh sửa ảnh mà đôi khi hết sức phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu và thực tập mới làm chủ được. Ghi chú: Nhiều máy ảnh cho phép người chụp lưu ảnh trên hai định dạng cùng lúc (vừa JPEG vừa RAW). Hãy tìm hiểu kỹ máy ảnh của bạn để sử dụng hiệu quả hơn.

EXIF (Exchangeable Image File):
Định dạng tệp tin ảnh kỹ thuật số qui chuẩn với nhiều thông số kỹ thuật trong đó có thông số về: thời gian phơi sáng (exposure time), tiêu cự (f-number), tiêu cự (focal length), chỉ số ISO, khẩu độ mở (apature), ngày tháng (date/time), chế độ lấy nét (metering mode), chế độ đèn (flash), loại máy ảnh sử dụng (camera model), phần mềm sử dụng để xử lý ảnh (software), và các thông số khác. Ghi chú: Khi đăng tải ảnh trên internet, bạn cần lưu ý có nên giữ các thông số này hay nên xóa bỏ khỏi thông tin EXIF (EXIF data).

VinaCamera.com 2008

5 hiểu lầm phổ biến về người giàu


Không phải ai cũng sinh ra trong gia đình giàu có, làm việc lương khủng hay tiết kiệm từng xu để sở hữu khối tài sản lớn.
Người giàu chỉ chiếm một phần nhỏ trong xã hội, nhưng những câu chuyện về họ lại có rất nhiều. Vấn đề là rất nhiều thông tin bạn nghe thấy hoàn toàn không đúng. Theo Motley Fool, dưới đây là 5 hiểu lầm phổ biến nhất về giới giàu.

1. Họ làm giàu trên công sức của người khác

Người tham gia một sự kiện đua ngựa tại Anh. Ảnh: AFP
Trên mạng xã hội có một truyện cười khá phổ biến. Một nhân viên khen xe sang của ông chủ. Ông chủ đáp lại rằng: “Nếu cậu làm việc chăm chỉ, năm sau tôi lại mua được một cái như thế nữa”.
Rất nhiều người tin câu chuyện này phản ánh thực tế. Rằng người giàu chỉ ở trên vơ vét tiền, trong khi người thuộc tầng lớp lao động phải làm việc nặng nhọc.
Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra điều ngược lại. Trong cuốn Thói quen thành công của những triệu phú tự thân, Thomas C. Corley tìm ra 86% người giàu làm việc ít nhất 50 giờ mỗi tuần. Họ sẵn sàng làm việc chăm chỉ để kiếm được nhiều tiền và chấp nhận hy sinh cân bằng cuộc sống – công việc để tăng thu nhập.

2. Họ được thừa kế
Người ta thường cho rằng người giàu có nhiều tiền vì nhà vốn đã giàu. Tuy nhiên, hàng loạt nghiên cứu chỉ ra phần lớn người giàu là tự thân.
Trong cuốn Triệu phú nhà bên, Tom Stanley cho biết khoảng 80% triệu phú là tự thân. Chris Hogan – tác giả cuốn Triệu phú mỗi ngày cũng tìm ra kết quả tương tự. Chỉ 21% triệu phú trong khảo sát của ông là do thừa kế.

3. Họ sống rất tằn tiện

Warren Buffett hiện là người giàu thứ 4 thế giới. Ảnh: CNBC
Câu chuyện Warren Buffett đến giờ vẫn sống trong căn nhà mua từ năm 1958 với giá 31.500 USD rất nổi tiếng. Điều đó đúng. Nhưng nó là một căn nhà 5 phòng ngủ, chứ không phải một túp lều. Và Buffett cũng có máy bay riêng nữa.
Jeff Bezos cũng vậy. Ông vẫn lái chiếc Honda Accord nhiều năm sau khi giàu có. Nhưng Bezos có máy bay riêng.
Người giàu nhìn chung dành phần lớn thu nhập để tiết kiệm. Nhưng họ cũng chi tiền cho đam mê và những thứ giúp cuộc sống của họ dễ dàng hơn.

4. Họ đều là những người có thu nhập khủng
Người ta thường phàn nàn “Nếu lương cao như thế, tôi cũng giàu”. Nhưng thực sự thu nhập tăng lên sẽ không thay đổi được thói quen tài chính của bạn đâu.
Kiếm nhiều tiền hơn không phải chìa khóa để làm giàu. Trong cuốn Triệu phú mỗi ngày, Hogan cho biết 62% triệu phú trong khảo sát của ông có thu nhập hàng năm dưới 100.000 USD.
Vấn đề không nằm ở việc bạn kiếm được bao nhiêu, mà là tiết kiệm được chừng nào. Các triệu phú có tỷ lệ tiết kiệm rất cao, thường hơn 50% thu nhập.

5. Họ kiếm tiền nhanh nhờ mạo hiểm
Người giàu không chỉ tiết kiệm nhiều, họ còn biết cách làm cho tiền sinh sôi. Họ không để tiền vào những nơi quá rủi ro với kỳ vọng lợi nhuận khổng lồ. Người giàu chơi dài hạn. Họ biết mình chỉ cần 2 thứ, là tiết kiệm và thời gian.
Trong cuốn Thói quen thành công của những triệu phú tự thân, Corley cho biết chỉ vài người là thành công nhanh chóng. Tính trung bình, họ mất 32 năm để thành triệu phú tự thân. Đa phần phải làm việc chăm chỉ, tiết kiệm và để tiền trong ngân hàng hoặc quỹ đầu tư theo chỉ số. Dĩ nhiên, việc này khá nhàm chán, nhưng vẫn là chiến lược tốt hơn so với liều lĩnh đặt cược toàn bộ tài sản của mình.
Lời khuyên ở đây là đừng tin vào tất cả những gì bạn nghe được. Người giàu không quá khác chúng ta đâu. Bạn không cần sinh ra trong gia đình giàu có, làm việc lương khủng hay tiết kiệm từng xu để thành công. Tất cả những gì bạn cần là tiết kiệm ổn định từ thu nhập của mình và đầu tư thông minh.

Hà Thu (theo Motley Fool)

Một thoáng Mé Pu


(Xuân Giáp Ngọ) – Không đợi đến khi bà lão bán chuối xanh ngồi ở đầu chợ lên tiếng, chỉ nghe mùi nén khử dầu phụng, tôi đã biết mình đang đứng ở một chợ Quảng, dù nơi này là xã Mé Pu, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận. Ở đó, dấu chân người xứ Quảng in đậm theo thời gian và làm nên một làng quê với thẳm sâu nỗi nhớ cố hương…
Lúc tôi rời Phan Thiết, dòng sông Cà Ty vẫn còn ngái ngủ. Hôm nay, tôi đi về phía núi. Quốc lộ 1 qua địa phận tỉnh Bình Thuận vào sáng sớm cũng vắng tanh xe cộ, chỉ có những quán bán mỳ Quảng vừa mở. Xe băng qua thị trấn Tân Minh, Hàm Tân vào khoảng 6 giờ sáng, mùi cá kho đặc quánh trong không khí. Người bạn đi cùng xe bảo khu vực này cũng toàn người Quảng Nam sinh sống. Vậy thì đúng rồi! Có đi xa hàng vạn cây số, cái cách ăn uống của người Quảng không dễ gì thay đổi! Buổi sáng se lạnh ngày cuối năm trên đất Bình Thuận bỗng ấm áp lạ thường.

Chợ Mé Pu giữa cao nguyên.Ảnh: MỸ DUNG
Con đường đến Mé Pu hôm ấy trong veo và thơm nức mùi cỏ cây. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đến một xã miền núi mà đường sá lại đẹp như vậy. “Tới đây, người Quảng mà không nói giọng Quảng là tau dí (rượt) chạy đó” – bà cụ bán chuối xanh đầu chợ vừa nói vừa cười khanh khách. Bà Trần Thị Phước (72 tuổi) rời Quế Sơn theo con cháu đến định cư ở Mé Pu khi bà 50 tuổi. Con cái làm ăn thành đạt, bà không phải lo, nhưng thấy cuộc sống “ở không” của mình nhàn nhạt, buồn chán. Bà bảo: “Ở nhà miết buồn quá, tau năn nỉ tụi nó để tau ra buôn bán nhẹ nhẹ cái chi ngoài chợ cho vui. Ra đây, nghe bà con mình nói chuyện cũng đỡ nhớ nhà con ơi!”.
Người Quảng sống tại đây xem chợ là nơi thiêng liêng lưu giữ những kỷ niệm về quê nhà.
Người Quảng sống tại đây xem chợ là nơi thiêng liêng lưu giữ những kỷ niệm về quê nhà.
Chợ Mé Pu tọa lạc trên đất thôn 3, xã Mé Pu, huyện Đức Linh, hình thành từ những năm 1970, khi người Quảng di cư vào đây sinh sống. Lúc đầu, chỉ có điểm tụ họp với vài ba người bán với rổ rau, mớ cá, thúng khoai sắn của nhà ăn không hết, rồi dần dần trở nên xôm tụ thành chợ… Đến năm 2000, chợ Mé Pu mới được xây dựng khang trang. “Khoảng 98% số bà con buôn bán ở đây là người Quảng Nam. Những thứ được bán ở đây cũng y như mấy cái chợ ngoài quê mình. Gà con nhốt trong lồng, rồi nén, hành, tỏi, môn, khoai… Ra chợ không chỉ để buôn bán mà còn vì có một cái gì đó rất thiêng liêng. Phiên chợ tết cuối năm, bà con buôn bán ở chợ ngồi tụm lại với nhau nói chuyện quê rồi ai cũng rưng rức vì nhớ”.

Dạo chợ, một cái gì đó rất thân thương lướt qua khi tôi nhìn những cây chổi đót được bày bán ở góc chợ cùng với các loại rổ, mủng bằng tre. Cái cách bày biện của người Quảng không hình thức như người miền Nam. Có gì bày bán thứ đó nên nhìn mấy rổ khoai, rổ môn hay bó chè xanh nhỏ nhỏ tự dưng thấy thương thương. “Em là người lạ mới tới đây đúng không? Cái chợ này như một ngôi nhà, quen thân nhau cả! Có ai lạ đến là biết liền” – chị Hiền bán mắm cái, cá khô vui vẻ hỏi. Chị Hiền cho biết, mắm chị bán đều từ ngoài quê chuyển vào. “Ở dưới Phan Thiết người ta cũng có muối mắm, nhưng bà con mình vẫn thích ăn mắm từ Quảng Nam gửi vô nên một hũ mắm muốn đến được với dân mình ở đây phải vượt qua nhiều chặng đường lắm” – chị Hiền nói. Ở cuối chợ, sạp mỳ lá của chị Lê Thị Quý với xấp lá chuối non được phết lớp dầu phụng thơm lừng nén. Chị Quý tự tin cho rằng, với khoảng thời gian 10 năm bán mỳ lá ở chợ này, hầu như bà con ở xã này đều từng ăn mỳ lá của chị.
Mắm cái, cá khô được gửi từ ngoài quê vào để bán cho bà con.
Mắm cái, cá khô được gửi từ ngoài quê vào để bán cho bà con.
Anh Lê Vũ Quang – Phó Chủ tịch UBND xã Mé Pu cho biết, cả xã hiện có 3.127 hộ đã có hơn 2.500 hộ là người gốc Quảng. Chính vì vậy, ở đây ngoài việc nói với nhau bằng giọng Quảng, cách xây nhà, ăn ở, cưới hỏi, ma chay, cúng kiếng của bà con đều y như người dân ở tại Quảng Nam, và nét đặc trưng rõ ràng nhất của người Quảng chính là chợ Mé Pu. Họ xem chợ là linh hồn, là chốn trao gửi điều thiêng liêng về quê nhà.
Những sợi mỳ Quảng thơm lừng mùi nén khử dầu phụng của chị Quý.
Những sợi mỳ Quảng thơm lừng mùi nén khử dầu phụng của chị Quý.
Một thoáng Mé Pu, hiển hiện cả một trời thương nhớ về xứ Quảng.
MỸ DUNG

Kinh Nghiệm Mua Hàng Onlie: Nếu Bạn Biết Cách Tìm – Giá Rẻ Bất Ngờ


Xu hướng mua bán hiện nay là online vì những ưu điểm sau:
– Chọn được nhiều món hàng mình cần mà không phải lặn lội khắp nơi.
– Không phải trả giá, không sợ mua hố vì có điều kiện so sánh giá ở những gian hàng online khác.
– Hàng giao đến nhà kiểm tra xong mới thanh toán.
Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng mua được món hàng với giá rẻ nhất vì:
– Công cụ tìm kiếm món hàng với giá thấp nhất của các trang web thương mại điện tử chưa thật sự hiệu quả.
– Người mua không có thời gian để tìm kiếm trên mạng.
Hôm nay trang web này sẽ giới thiệu một số mặt hàng giá vô cùng rẻ để các bạn so sánh.
Cây lau nhà 360 Hamatus – 55.000 đ

Nơi bán: https://shorten.asia/AWVbJv2f
Cây lau sàn 360 độ Fujishi Mop 360 – 55.000 đ

Nơi bán: https://shorten.asia/Ycv9GRra
Bộ lau nhà đa năng – 153,000 đ

Nơi bán: https://shorten.asia/2j99VQQk

Bình lọc nước uống cao cấp Hưng Long 23L Trắng – 299,000 đ

Nơi bán: https://shorten.asia/xba8EmFd

Giày chạy bộ xuất Nhật – Nam, Nữ – 40,000 đ

Nơi bán: https://shorten.asia/NMZtqqRH

Nước lau sàn Lix 2x Đậm Đặc hương Lily và Hoa Hồng 1 Lít – 20,000 đ

Nơi bán: https://shorten.asia/dd6rSe3P

Thẻ nhớ chính hãng 32G Class 10 BH 3 năm – 75,000 Đ

Nơi bán: https://shorten.asia/19dutE4n

Thẻ nhớ MicroSDHC Ultra 16GB Class 10 – 72,000 Đ

Nơi bán: https://shorten.asia/rst9Mxqg

Chân máy ảnh TRIPOD 3110 – 69,000 Đ

Nơi bán: https://shorten.asia/e1tQZDMT

Túi xách nữ – 62,000 Đ

Nơi bán: https://shorten.asia/CSuUYmt8

Túi Xách Giọt Lệ Cao Cấp – 69,000 Đ

Nơi bán: https://shorten.asia/fK3xANPQ

Sữa Tắm Dê Care 1200ml – 52,000 Đ

Nơi bán: https://shorten.asia/RXttnGCX

Máy đo huyết áp Arm Style – 305,000 Đ

Nơi bán: https://shorten.asia/yX6YRPUx

Máy đo huyết áp Ensure gold – 250,000 Đ

Nơi bán: https://shorten.asia/WmGGm3EG

MÁY ĐO HUYẾT ÁP COFOE – 399,000 Đ

Nơi bán: https://shorten.asia/5jmCUCdb

Máy đo huyết áp MEDILIFE của Đức Tặng 1 BỘ MÁY ĐO ĐƯỜNG HUYẾT SAFA ACCU ĐỨC 25 QUE, 25 KIM , 1 NHIỆT KẾ – 500,000 Đ

Nơi bán: https://shorten.asia/Qw5wZ2tR

VÒNG ĐIỀU HÒA HUYẾT ÁP NAM NỮ NHẬT BẢN – 250,000 Đ

Nơi bán: https://shorten.asia/y8g8JPph

VÒNG ĐIỀU HÒA HUYẾT ÁP CAO CẤP – 300,000 Đ

Nơi bán: https://shorten.asia/KEXFd3sU

ÁO MƯA BỘ VẢI DÙ SIÊU BỀN – 135,000 đ

Nơi bán: https://shorten.asia/edvqVZFG

Máy xay thịt bằng tay – 117,000 Đ

Nơi bán: https://shorten.asia/DEkZRD57

Máy xay thịt bằng tay – 159,000 Đ

Nơi bán: https://shorten.asia/sxey7QTH

Windows 10 Pro Lite Version 1803 phiên bản dành cho máy cấu hình thấp.


Windows 10 Pro version 1803 là phiên bản mới nhất dành cho computer (năm 2018). Nhưng hệ điều hành này khá nặng, và chưa thật sự mượt mà trên các thiết bị có cấu hình thấp. Vậy hôm nay mepuxuablog sẽ giới thiệu các bạn bộ cài Windows 10 Pro Lite Version 1803 phiên bản rút gọn tính năng, dành cho những máy có cấu hình thấp để phục vụ cho công việc thường ngày.
Bản Lite này được build từ bản en_windows_10_business_editions_version_1803_updated_march_2018_x86_dvd_12063341.iso nguyên gốc của Microsoft.

Phần lược bỏ:
Windows Apps (Ứng dụng tải về từ Store):

Microsoft.BingWeather
Microsoft.DesktopAppInstaller
Microsoft.GetHelp
Microsoft.Getstarted
Microsoft.MSPaint
Microsoft.Messaging
Microsoft.Microsoft3DViewer
Microsoft.MicrosoftOfficeHub
Microsoft.MicrosoftSolitaireCollection
Microsoft.MicrosoftStickyNotes
Microsoft.Office.OneNote
Microsoft.OneConnect
Microsoft.People
Microsoft.Print3D
Microsoft.SkypeApp
Microsoft.StorePurchaseApp
Microsoft.Wallet
Microsoft.WebMediaExtensions
Microsoft.WindowsAlarms
Microsoft.WindowsCamera
Microsoft.WindowsFeedbackHub
Microsoft.WindowsMaps
Microsoft.WindowsSoundRecorder
Microsoft.WindowsStore
Microsoft.Xbox.TCUI
Microsoft.XboxApp
Microsoft.XboxGameOverlay
Microsoft.XboxGamingOverlay
Microsoft.XboxIdentityProvider
Microsoft.XboxSpeechToTextOverlay
Microsoft.ZuneMusic
Microsoft.ZuneVideo
microsoft.windowscommunicationsapps

chỉ giữ lại ứng dụng WindowsCalculator, Windows.Photos.
SystemApps gỡ bỏ:
PPIProjection
Windows-Backup
Windows-ContentDeliveryManager
Windows-Cortana-PAL-Desktop
Windows-Cortana
Windows-Fax-Client-Feature-Opt
Windows-IIS-WebServer-AddOn-2
Windows-IIS-WebServer-AddOn
Windows-IIS-WebServer
Windows-Edge
Windows-OneDrive-Setup
Windows-QuickAssist
Windows-Skype-ORTC
Windows-SnippingTool
Windows-Spelling-Dictionaries-en-us
Windows-Store-Client
Windows-SystemRestore

Đặc điểm:
– Kích hoạt sẵn .NET Framework 3.5
– Không cá nhân hóa.
– Cài đặt và sử dụng máy in bình thường.
– Windows update và Windows Defender Antivirus hoạt động bình thường.
– File cài đặt 2.4 Gh
– Sau Khi cài đặt chỉ chiếm 5 Gh ổ cứng.

Download:
en_windows_10_business_editions_version_1803_updated_march_2018_x86_dvd_12063341_lite_tvh.iso